Tìm hiểu những loại kính có thể dùng làm mái kính

Mái kính sản phẩm quá đỗi thân thuộc với cuộc sống của chúng ta. Gần như bất kỳ một ngôi nhà hay một công trình hiện đại nào đều có sử dụng mái kính. Nó không chỉ mang đến những lợi ích về tính năng sử dụng mà cả tính thẩm mỹ vô cùng cao.

Mái kính mang lại giá trị lớn như vậy nên được rất nhiều người ưa thích. Nhưng có phải tất cả các loại mái kính đều được làm nên từ những vật liệu giống nhau? Hay có những loại kính nào có thể sử dụng làm mái kính? Những thắc mắc này Kính Việt Nhật Hải Long đã nhận được từ rất nhiều khách hàng. Và để giải đáp chúng tôi xin gửi tới bài viết này.

Những loại kính có thể dùng làm mái kính

Những loại kính có thể dùng làm mái kính

Cấu tạo chung của mái kính

Phần kính

Đầy là phần giúp che chắn cho không gian bên dưới khỏi mưa nắng. Các loại kính có thể sử dụng ở đây đều là những loại có độ bền và độ an toàn cao khi sử dụng ngoài trời. Một số loại có thể dùng là kính cường lực, kính dán, kính hộp, kính phản quang.

Phần khung

Đây là phần chịu toàn bộ sức nặng của mái và cũng như đảm bảo độ chắc chắn. Khung để làm mái kính có nhiều chất liệu để bạn có thể lựa chọn như sắt, nhôm, inox hoặc dây treo.

Khung sắt: Đây là mẫu khung được sử dụng phổ biến nhất trong tất cả các loại. Lý do nó được sử dụng phổ biến là bởi đây là loại vật liệu đơn giản, dễ kiếm nên giá thành rẻ. Hơn nữa, các thanh sắt đặc có kích thước nhỏ dài nên dễ uốn tạo họa tiết.

Khung nhôm: Khác với chất liệu sắt, nhôm có khối lượng nhẹ nhưng sử dụng ở những thanh hình trụ rỗng trong nên không thể uốn tạo họa tiết. Do đó, mái này nhìn chung khá đơn giản. Để đảm bảo nhôm có thể chịu được sự oxy hóa của thời tiết thì bên ngoài nó sẽ được phủ một lớp sơn tĩnh điện.

Khung inox: Tương tự như khung nhôm, khung inox sẽ không có những tạo hình cầu kỳ. Nhưng với bề mặt sáng bóng thì khung inox mang đến cảm giác hiện đại và sang trọng hơn. Khung inox không rỉ nên có thời gian sử dụng lâu dài.

Phụ kiện

Các đinh vít, ốc vít, thanh nối H, L, I sử dụng cho mái kính đều được làm từ những chất liệu không rỉ, chống oxy hóa của môi trường. Ngoài ra, keo silicone sử dụng để gắn kính cũng là loại chuyên dụng dùng ngoài trời, không thấm nước, không bị oxy hóa và giãn nở tốt.

Đặc điểm của kính cường lực dùng cho mái kính

Đặc điểm tính chất: Kính cường lực là loại được sử dụng nhiều nhất vì độ bền và giá thành cùng khả năng linh hoạt trong sử dụng. Kính cường lực được tạo ra từ việc đem kính thường đi nung ở 700 độ và hạ áp suất đột ngột bằng hệ thống dàn gió tạo ứng suất. Quá trình này biến đổi từ kính thường thành kính cường lực với khả năng chịu lực gấp 4 đến 5 lần.

Độ an toàn: Kính cường lực không chỉ nổi bật với khả năng chịu lực mà độ an toàn của nó cũng được đánh giá tốt. Khi bị vỡ, kính này sẽ tạo thành những mảnh rất nhỏ, hạn chế nguy hiểm đến xung quanh.

Độ dày: kính sử dụng để làm mái thường dày 8mm, 10mm, 12mm và đặc biệt 15mm, 19mm cho những mái có kích thước siêu lớn.

Giá thành: theo độ dày mà giá của kính cường lực sẽ giao động từ 500.000 đồng đến 2.500.000/m2 đồng cho kính từ 8 đến 19mm.

Đặc điểm của kính dán an toàn làm mái kính

Đặc điểm cấu tạo: Kính này được tạo nên từ việc ghép hai hay nhiều lớp kính lại với nhau bằng một lớp PVB (Poly Vinyl Butylen) dạng film. Kính này có khả năng chịu lực tốt, an toàn và ngăn chặn được các tia cực tím. Mặt khác, nhờ lớp film ở giữa mà khi vỡ các mảnh kính sẽ không bắn ra gây nguy hiểm.

Độ dày kính: do lớp film ở giữa nên kính sẽ có độ dày là 6.38mm, 8.38mm, 10.38mm và các tổ hợp kính thường là kính thường – kính thường, kính cường lực – kính cường lực, kính thường – kính cường lực.

Giá thành: giá sẽ tùy theo độ dày và loại kính cấu tạo và thường giao động từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng/m2.

Đặc điểm của kính hộp dùng cho mái kính

Đặc điểm cấu tạo: Kính hộp được tạo ra bởi hai hay nhiều lớp kính với phần giữa được bơm 95% đến 97% khí Argon. Nhờ phần giữa gần như được hút chân không nên kính này có thể cách âm và cách nhiệt vô cùng hiệu quả. Các phần kính ghép vào có thể là kính dán, kính cường lực, kính phản quang tùy theo yêu cầu. Loại này hiếm khi được sử dụng cho mái kính mà thường làm cửa hoặc vách ngăn.

Độ dày: do đặc điểm cấu tạo mà kính này có độ dày tương đói lớn ở 12mm, 14mm, 16mm, 17mm, đến tận 25mm với sai số 1mm.

Giá thành: Giá của loại kính này khá cao và phân theo từng tổ hợp và độ dày kính. Thấp nhất là với kính được tạo nên từ 2 lớp kính dán dày 17.38mm khoảng 700.000 đồng/m2. Và với loại cản nhiệt độ dày 26.76mm giá thành lên tới 1.200.000 đồng/m2.

Đặc điểm của kính phản quang dùng cho mái kính

Đặc điểm cấu tạo: Kính phản quang là kính được phủ một lớp oxit kim loại làm giảm nhiệt hấp thu từ bên ngoài lên tới 40% và giảm 21% nhiệt cho các toàn nhà cao tầng. Kính này khi sử dụng cho những khu vực cần độ an toàn sẽ được làm từ kính cường lực hay kính an toàn. Kính phản quang có rất nhiều loại có thể dựa trên nền kính cường lực hoặc có thể là dán 1 lớp kính phản quang cùng 1 lớp kính khác.

Giá thành: kính phản quang là loại có màu nên giá của nó ngoài phụ thuộc và độ dày sẽ phụ thuộc vào cả màu. Giá sẽ giao động từ thấp nhất 530.000 đồng/m2 cho loại xanh biển sáng dày 8.38mm và cao nhất là 948.000 đồng/m2 cho loại phản quang ghi dày 16.38mm.

Địa chỉ lắp đặt mái kính uy tín, chất lượng

Kính Việt Nhật Hải Long đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhôm kính. Chúng tôi không chỉ sản xuất, lắp đặt mái kính mà còn nhiều loại khác như cửa kính, vách ngăn kích, cabin nhà tắm, trần kính, kính ốp…Các sản phẩm của chúng tôi đều được đánh giá cao cả về chất lượng lẫn mẫu mã sản phẩm.

Hiện nay, Hải Long đã mở rộng với 3 chi nhánh trên toàn quốc.

  • Cơ sở 1: TT 18, KĐT Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội.
  • Cơ sở 2: Số 8A ngõ 15 ngách 2, Đại Khang, Hữu Hòa, Thanh Trì, Hà Nội.
  • Cơ sở 3: 548/75 Tân Kỳ – Tân Quý, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh.

Hãy đến trực tiếp các cơ sở của chúng tôi hoặc liên hệ đến hotline 0888999466 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm: 

Mái kính là gì? Độ dốc cần có là bao nhiêu?

Sắt, thép, inox nên chọn loại khung nào cho mái kính

5/5 - (1 bình chọn)
  1. Cửa nhôm kính thường giá rẻ vẫn luôn có được một chỗ đứng giữa muôn vàn các loại cửa nhôm...
    42511
  2. Kính 2 lớp là loại kính có cấu tạo khác biệt so với những loại kính thông thường. Bởi cấu...
    34712
  3. Thế nào là tủ áo cánh kính? Tủ áo cánh kính là một trong số những lựa chọn lắp đặt tủ...
    24244
  4. Vách ngăn văn phòng bằng nhựa là sản phẩm tiện lợi, được các công ty sử dụng rất nhiều. Vách...
    20567
  5. Cửa nhôm hệ 700 được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn cho công trình của mình. Nó đáp ứng...
    16644
  6. Kính ốp bếp 3D còn được biết đến với tên gọi là kính ốp bếp hoa văn, tranh kính ốp...
    16195
  7. Kính phản quang là loại kính có tác dụng đặc biệt trong việc ngăn chặn các tác động từ ánh...
    15749
  8. Nuôi cá cảnh là một thú vui được rất nhiều các gia đình hiện nay ưa chuộng. Việc nuôi cá...
    14610
  9. Nếu bạn chưa hiểu rõ kính Việt Nhật là gì? Làm sao để phân biệt đâu là kính Việt Nhật...
    14229
  10. Kính màu ốp bếp đẹp đang là sự lựa chọn của nhiều gia đình hiện nay. Mẫu kính ốp bếp...
    13775
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469