Sắt, thép, inox nên chọn loại khung nào cho mái kính

Mái kính không chỉ đa dạng về mẫu mã mà còn ở cả chất liệu sử dụng. Phần khung của mái có thể được tạo nên từ sắt, thép hay inox. Cả 3 loại khung này đều được ứng dụng rộng rãi trong làm mái kính. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp một mẫu mái kính bằng săt, inox hay thép ở những tòa nhà xung quanh.

Nhưng nếu chỉ lựa chọn 1 trong 3 loại khung này thì loại khung nào phù hợp để làm mái kính hơn. Và loại nào phù hợp với yêu cầu của bạn nhất. Hãy cùng Kính Việt Nhật Hải Long tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.

Nên lựa chọn loại khung nào cho mái kính

Nên lựa chọn loại khung nào cho mái kính

Cấu tạo chung của mái kính

Mái kính được tạo nên từ 2 bộ phận chính là kính che và khung đỡ. Ngoài ra, để gắn kết các phần của mái kính lại với nhau còn có các phụ kiện đi kèm như ốc vít, thanh chữ L, V, các thanh đỡ…

Phần kính che

Kính để sử dụng làm mái là những loại kính có khả năng chịu lực, độ bền cao. Những loại kính hay được sử dụng là kính cường lực, kính an toàn, kính hộp hay kính tản nhiệt.

Kính cường lực: là loại được sử dụng nhiều nhất vì độ bền và giá thành cùng khả năng linh hoạt trong sử dụng. Kính cường lực được tạo ra từ việc đem kính thường đi nung ở 700 độ và hạ áp suất đột ngột bằng hệ thống dàn gió tạo ứng suất. Quá trình này biến đổi từ kính thường thành kính cường lực với khả năng chịu lực gấp 4 đến 5 lần.

Kính dán an toàn: Kính này được tạo nên từ việc ghép hai hay nhiều lớp kính lại với nhau bằng một lớp PVB (Poly Vinyl Butylen) dạng film. Kính này có khả năng chịu lực tốt, an toàn và ngăn chặn được các tia cực tím. Mặt khác, nhờ lớp film ở giữa mà khi vỡ các mảnh kính sẽ không bắn ra gây nguy hiểm.

Phần khung đỡ

Để chịu được sức nặng của kính cũng như các tác động của thời tiết mà khung cần được tạo nên từ những chất liệu rắn chắc. Không những thế, chất liệu đó cần phải chịu được sự oxy hóa của môi trường khi phải lắp đặt ngoài trời. Các chất liệu thường được sử dụng ở đây là sắt, thép và inox. Mỗi chất liệu đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Xem thêm:

Mái kính hoa văn: nghệ thuật từ những điều không thể

Mái kính che giếng trời sáng tạo cho tiện ích cuộc sống

Các loại khung sử dụng cho mái kính

Khung sắt

Khung sắt tuy có nhược điểm là dễ bị oxy hóa nhưng vẫn được sử dụng rất nhiều để làm mái kính. Người ta sử dụng một lớp sơn tĩnh điện giúp bảo vệ khung khỏi các tác nhân của môi trường.

Sắt có một ưu điểm rất lớn là có có đa dạng kích thước và dù ở kích thước nào cũng là dạng đặc, độ cứng cao, dễ uốn nắn. Do vậy, nó được áp dụng vào làm mái kính hoa văn. Trên khung của mái kính sắt thường có nhiều hoa văn, họa tiết đậm tính nghệ thuật. Những hoa văn này được tạo nên từ những thanh sắt với nhiều kích cỡ khác nhau.

Khung thép

Thép là một hợp kim với thành phần chính là sắt được nung chảy với cacbon và một số nguyên tố hóa học khác. Các nguyên tố hóa học trong hợp và hàm lượng của chúng có vai trò điều chỉnh độ cứng, độ đàn hồi, tính dẻo, dễ uốn và khả năng chống oxy hóa của thép. Nên trên thế giới có đến hơn 3000 loại thép.

Thép là sự cải tiến của sắt nên các tính chất của nó đều ưu việt hơn từ khả năng chống oxy hóa, độ cứng. Nhưng tại nước ta để sử dụng vào làm mái kính thì sắt vẫn phổ biến hơn thép.

Khung inox

Inox là tên gọi khác của thép không rỉ. Nó là hợp kim sắt chứa ít nhất 10.5% Crom. Crom cho phép inox tạo ra một màng bao bọc giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Do đó, inox nổi bật nhất với khả năng chống oxy hóa vô cùng vượt trội và nó cũng ít bị biến màu.

Giá thành các loại khung cho mái kính

Bảng giá khung sắt cho mái kính

STT Tên chủng loại sản phẩm Đơn vị Đơn giá
1 Kết cấu khung sắt hộp uốn cong, trang trí hoa văn theo yêu cầu.. kg 90,000
2 Khung sắt gia cường kg 48,000
3 Kết cấu khung sắt hộp, cột sắt, consol, bản mã, sơn mầu hoàn thiện.. kg 45,000

Bảng giá khung inox cho mái kính

STT Tên chủng loại sản phẩm Đơn vị Đơn giá VNĐ
1 Khung Inox 304 gia cường kg 124.000
2 Kết cấu khung thép ống tròn (uốn cong) D60, dày 1.5mm kg 49.000
3 Kết cấu thép tổ hợp I, T, C, cột, tăng đơ, bản mã, sơn màu hoàn thiện kg 40.000
Các loại phụ kiện đi kèm
4 Chân nhện 1 chân Chiếc 350000
5 Chân nhện 2 chân Chiếc 450.000 – 650.000
6 Chân nhện 4 chân Chiếc 700.000 – 1.050.000
7 V nhôm MD 35000
8 T nhôm MD 45000
9 Bộ vít bắt mái + đầu chụp inox Bộ 8,000
10 Bộ phụ kiện mái MY Chiếc 1250000
11 Pat Đơn D38 Chiếc 125.000
12 Bộ khung kẽm Bộ Báo giá theo bản vẽ
13 Bộ khung inox Bộ Báo giá theo bản vẽ

Bảng giá mái kính khung thép cho mái kính

STT Tên chủng loại sản phẩm Đơn vị Đơn giá VNĐ Ghi chú
1 Kết cấu khung thép hộp 40x80x1.8mm hoặc 50x100x1.8mm, sơn dầu chống gỉ, hoàn thiện Kg 35.000 – Sử dụng sơn tĩnh điện cộng thêm đơn giá 12.000/kg

– Sử dụng mạ kẽm nhúng nóng cộng thêm 10.000/kg

2 Kết cấu khung thép chữ T, I sơn dầu chống gỉ, sơn hoàn thiện Kg 33.000
3 Kết cấu khung thép ống tròn ( uốn cong) D60, dày 1.5mm Kg 45.000

Nên chọn loại khung nào cho mái kính

Cả 3 chất liệu sắt, thép, inox đều có thể sử dụng làm khung cho mái kính. Mỗi chất liệu đều có những ưu điểm để chúng ta có thể lựa chọn và sử dụng cho nhà mình.

Nếu xét về độ bền thì khung inox sẽ có độ bền lớn nhất vượt trội hơn hẳn sắt và thép. Nhưng inox có đặc điểm là bề mặt bóng, trơn đặc trưng ánh bạc nên ít khi sử dụng thêm sơn nên hâu hết chỉ có màu trắng bạc. Độ bền tốt nhưng giá của inox lại cao hơn nhiều so với sắt và thép.

Mặt khác, sắt tuy dễ bị oxy hóa những đã có sơn bảo vệ và có thể tạo nhiều kiểu dáng vô cùng thu hút, mang nét cổ điển. Inox, thép tuy không thể tạo thành nhiều họa tiết nhưng sự đơn giản lại càng tôn lên vẻ sang trọng và hiện đại.

Do đó, việc lựa chọn loại khung nào sẽ tùy vào sở thích, mục đích sử dụng, khả năng kinh tế và mẫu mái kính. Để có được lựa chọn phù hợp nhất, bạn nên tìm đến những người thợ có nhiều năm kinh nghiệm như tại Kính Việt Nhật Hải Long.

Liên hệ lắp đặt mái kính uy tín, chất lượng

Kính Việt Nhật Hải Long có hơn 10 năm kinh nghiệm trong sản xuất, lắp đặt các loại mái kính. Chúng tôi có đủ các mẫu mái kính khác nhau và luôn cam kết cung cấp cho khác hàng những sản phẩm chất lượng nhất.

Hiện nay, Hải Long đã có 3 cơ sở trên cả nước để quý khách hàng tiện ghé thăm.

  • Cơ sở 1: TT 18, KĐT Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội.
  • Cơ sở 2: Số 8A ngõ 15 ngách 2, Đại Khang, Hữu Hòa, Thanh Trì, Hà Nội.
  • Cơ sở 3: 548/75 Tân Kỳ – Tân Quý, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh.

Hoặc liên hệ đến hotline 0888999466 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)
  1. Cửa nhôm kính thường giá rẻ vẫn luôn có được một chỗ đứng giữa muôn vàn các loại cửa nhôm...
    42402
  2. Kính 2 lớp là loại kính có cấu tạo khác biệt so với những loại kính thông thường. Bởi cấu...
    34664
  3. Thế nào là tủ áo cánh kính? Tủ áo cánh kính là một trong số những lựa chọn lắp đặt tủ...
    24203
  4. Vách ngăn văn phòng bằng nhựa là sản phẩm tiện lợi, được các công ty sử dụng rất nhiều. Vách...
    20533
  5. Cửa nhôm hệ 700 được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn cho công trình của mình. Nó đáp ứng...
    16546
  6. Kính ốp bếp 3D còn được biết đến với tên gọi là kính ốp bếp hoa văn, tranh kính ốp...
    16035
  7. Kính phản quang là loại kính có tác dụng đặc biệt trong việc ngăn chặn các tác động từ ánh...
    15706
  8. Nuôi cá cảnh là một thú vui được rất nhiều các gia đình hiện nay ưa chuộng. Việc nuôi cá...
    14600
  9. Nếu bạn chưa hiểu rõ kính Việt Nhật là gì? Làm sao để phân biệt đâu là kính Việt Nhật...
    14206
  10. Kính màu ốp bếp đẹp đang là sự lựa chọn của nhiều gia đình hiện nay. Mẫu kính ốp bếp...
    13761
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469