Top 50+ Mẫu Chân Nhện Bắt Kính Dễ Dùng Báo Giá 12/2024

Thời gian đọc:20 phút4 giâySố lượt xem:1.777Xem video

Chân nhện bắt kính là phụ kiện đang dần trở nên phố biến và được ứng dụng nhiều ở các công trình bằng kính. Đây là một phụ kiện vô cùng sáng tạo khi kết hợp hình dạng của con nhện với công nghệ sản xuất để đem đến một sản phẩm vô cùng hữu ích.

Chân nhện bắt kính có cấu tạo không quá phức tạp nhưng lại mang rất nhiều ưu điểm. Nó được sử dụng với mục đích gắn kết các tấm kính lại với nhau nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ.

Hãy cùng Kính Việt Nhật Hải Long tìm hiểu về phụ kiện này qua bài viết dưới đây nhé.

Top 50+ Mẫu Chân Nhện Bắt Kính Dễ Dùng

Top 50+ Mẫu Chân Nhện Bắt Kính Dễ Dùng

Chân nhện bắt kính là gì?

Chân nhện bắt kính hay spider là một phụ kiện có tác dụng liên kết các tấm kính với nhau. Phụ kiện này được sử dụng cho các vách kính, mặt dựng kính, mái kính, lan can…của các công trình như văn phòng, toàn nhà, cao ốc…

Nó được gọi là chân nhện bắt kính bởi vì đặc điểm ngoại hình tương tự với hình dáng con nhện với các chân đế gắn với các tấm kính giúp gắn kết chúng lại với nhau. Nó được làm từ inox có độ bền cao, không bị oxy hóa để phù hợp sử dụng cho ngoại cảnh.

Chân nhện bắt kính ra đời với để tăng tính thẩm mỹ và giảm nhẹ khối lượng cho các công trính, kiến trúc lắp đặt kính.

Ứng dụng của chân nhện bắt kính: dùng để tạo sự gắn kết giữa các tấm kính với nhau hoặc giữa kính với tường. Chân nhện được dùng cho vách kính, vách kính mặt dựng, lan can, cầu thang, mái kính, cửa kính…

Phân loại chân nhện bắt kính

Phân loại theo hình dạng

Các loại chân nhện bắt kính sẽ được phân biệt bởi số lượng chân. Mỗi loại sẽ có tác dụng khác nhau.

  • Chân nhện bắt kính 1 chân: dùng để gắn kính với tường
  • Chân nhện bắt kính 2 chân 90 độ: dùng để bắt kính với tường hoặc gắn 2 miếng kính vuông góc với nhau.
  • Chân nhện 2 chân tạo góc 180 độ: dùng để bắt kính với tường hoặc gắn 2 tấm kính thẳng.
  • Chân nhện có 4 chân: dùng để gắn 4 góc của 4 tấm kính lại với nhau.

Phân loại theo chất liệu

  • Chân nhện bắt kính VVP: là sản phẩm của công ty VVP chuyên sản xuất phụ kiện cửa kính chất lượng cao đến từ Thái Lan. Loại chân nhện này có giá thành không quá cao mà chất lượng lại được đảm bảo nên rất được ưa chuộng tại nước ta.
  • Chân nhện bắt kính 201 là chân nhện được làm từ inox 201. Loại inox này vẫn đảm bảo chất lượng, tính thẩm mỹ trong sử dụng mà giá thành lại rẻ.
  • Chân nhện bắt kính 304 là loại chân nhện được làm từ inox 304 cao cấp hơn inox 201 nên với hàm lượng inox cao hơn. Nên chất lượng của loại chân nhện này cũng cao cấp hơn, khả năng chống oxy hóa và độ bền dùng ngoài trời cũng nổi bật hơn. Do đó mà giá thành của nó cao hơn loại chân nhiều 201 khá nhiều.

Cấu tạo của chân nhện bắt kính

Cấu tạo của chân nhện bắt kính

Cấu tạo của chân nhện bắt kính

Chân nhện bắt kính có cấu tạo tương đối đơn giản, gồm những bộ phận:

  • Thân của chân nhện bắt kính làm từ inox 304
  • Đầu nối chân nhện
  • Bản mã
  • Các ốc, vít

Các bộ phận trên được đúng thành 1 khối liền hoặc liên kết với nhau bằng các ốc vít một cách chắc chắn để tạo thành một bộ phận hoàn chỉnh nhất. Các chi tiết chân nhện bắt kính không quá nhiều hay phức tạp nhưng lại rất chính xác để đảm bảo độ an toàn kỹ thuật.

Kích thước chân nhện bắt kính tương đối đa dạng tùy theo từng loại và nhà sản xuất. Nó có thể là mẫu chân nhện lớn với các phần được gắn với nhau bằng vít. Hoặc là 1 chân nhện nhỏ, mảnh được đúng nguyên khối từ inox. Mỗi loại lại được sử dụng cho các vị trí khác nhau.

Ưu điểm của chân nhện bắt kính

Chân kính bắt nhện là một phụ kiên vô cùng sáng tạo, với rất nhiều ưu điểm hơn hẳn các phụ kiện thông thường khác.

Tính thẩm mỹ cao

Kiểu dáng mới lạ của chân nhện bắt kính sẽ giúp tăng thêm tính thẩm mỹ, điểm nhấn cho công trình. Khi sử dụng chân nhện bắt kính thì các phụ kiện, khung khác sẽ được giảm tối đa từ đó mà cửa, mái hay vách kính sẽ trở nên đơn giản lại vô cùng tinh tế và hiện đại.

Độ bền cao

Toàn bộ chân nhện đều được làm từ inox, kể cả các vít cũng vậy. Inox được sử dụng thường là inox 304 hoặc inox cao cấp 316 có độ bền cao, chống oxy hóa, ăn mòn của thời tiết. Nên kể cả khi dùng ngoài trời thì chân nhện bắt kính vẫn có độ bền cao.

Trên chân nhện có các vị trí để bắt và giữ chặt kính. Ở vị trí giữa kính và chân nhện sẽ có đệm cao su đảm bản độ kín khít cũng như đảm bảo cạnh của chân nhện không làm kính bị vỡ, xước. Do đó, dù kính dày hay mỏng vẫn sẽ được gắn cố định chắc chắn và cố định nhất, đảm bảo an toàn quá trình sử dụng.

Tạo sự thoáng đãng cho tầm nhìn

Nếu cửa, vách kính, mái kính để cố định và đảm bảo an toàn thì cần một bộ khung lớn và chắc chắn. Nhưng khi sử dụng chân nhện bắt kính thì số thượng thanh đỡ, khung được giảm đi rất nhiều. Khi đó, tầm nhìn của chúng ta sẽ không bị cản trở, việc ngắm cảnh, quan sát sẽ không gặp khó khăn. Điều này đặc biệt quan trọng với những vị trí đông người qua lại hay ở những nơi có tầm nhìn rộng như vách dựng, vách ban công…

Đảm bảo độ chắc chắn, an toàn

Chân nhện bắt kính rất dày, khi liên kết các tấm kính lại với nhau sẽ tạo ra một hệ thống vô cùng chắc chắn. Không chỉ liên kết các tấm kính với nhau mà chận nhện còn gắn với tường tạo một mạng lưới chắc chắn. Việc dùng chân nhện giữa các tấm kính sẽ tăng độ bám thay vì chỉ dùng keo silicone và tăng độ chắc chắn cho công trình.

Thi công nhanh chóng, dễ dàng

Chân nhện bắt kính không có khối lượng lớn, kích thước lớn như các thanh inox, nhôm nên việc di chuyển và lắp đặt dễ dàng hơn. Hơn nữa, việc lắp đặt chận nhện với kính không cần đến các mối hàn, giảm được rất nhiều khối lượng công việc.

Báo giá chân nhện bắt kính

Báo giá chân nhện bắt kính

Báo giá chân nhện bắt kính

Báo giá chân nhện bắt kính giá rẻ

STT Chủng loại sản phẩm ĐVT  Đơn giá
A PHẦN KÍNH CƯỜNG LỰC
1 Kính cường lực 8 mm m2               549,000
2 Kính cường lực 10 mm m2               649,000
3 Kính cường lực 12 mm m2               749,000
4 Kính cường lực 15mm < 2438 x 3658 m2            1,149,000
5 Kính cường lực 15 mm khổ trung m2            1,699,000
6 Kính cường lực 19 mm m2            2,499,000
B PHẦN KÍNH DÁN CƯỜNG LỰC
1 Kính dán cường lực 11.52mm m2            1,020,000
2 Kính dán cường lực 13.52mm m2            1,065,000
3 Kính dán cường lực 17.52mm m2            1,125,000
4 Kính dán cường lực 19.52mm m2            1,110,000
5 Kính dán cường lực 21.52mm m2            1,149,000
C PHỤ KIỆN
1 Nẹp sập kính (đế sập nhôm 38) md                 42,000
2 Chân nhện inox 304
chân nhện 1 chân Cái               750,000
chân nhện 2 chân Cái               849,000
chân nhện 4 chân Cái            1,050,000

Báo giá chân nhện bắt kính VVP

STT Tên sản phẩm Mã sản phấm Số lượng Màu sắc
Đơn giá (VNĐ/cái)
1 Spider 1 chân SD111 1
Inox 316 (bóng/mờ)
960.000
2 Spider 2 chân V SD 222 1 1.570.000
3 Spider 2 chân K SDC 202 1 1.870.000
4 Spider 2 chân Thẳng SD 555 1 1.570.000
5 Spider 3 chân SD 333 1 1.920.000
6 Spider 4 Chân SD 444 1 2.560.000
7 Spider 4 Chân K SDC 404 1 2.860.000

Lưu ý: 

  • Báo giá trên chưa bao gồm 10% VAT
  • Đơn giá trên chưa bao gồm phí vận chuyển đến công trình lắp đặt.
  • Báo giá chỉ mang tính chất tham khảo vì mỗi lần nhập hàng có thể thay đổi mức giá. Quys khách hàng vui lòng gọi đến hotline 0888999466 để được báo giá chính xác nhất.
  • Báo giá trên chưa bao gồm phí lắp đặt. Tùy theo từng đơn hàng mà phí vận chuyển và phí lắp đặt sẽ được thông báo cụ thể.

Cách tính số lượng chân nhện bắt kính cần dùng

Để tính được giá của chân nhện bắt kính cần dùng thì chúng ta cần phải biết được số lượng chân nhện sử dụng. Cách tính này cũng tương đối phức tạp vì sẽ phải phân chia từng loại chân nhện cho các vị trí tương ứng. Hơn nữa, mỗi kiểu dáng, hình dạng của công trình cũng ảnh hưởng đến số lượng chân nhện bắt kính.

Do đó, để tính toán được chính xác nhất cần đôi ngũ chuyên môn và hiện nay đã có thêm các phần mềm hỗ trợ. Với các phần mềm thiết kế, các kỹ sư sẽ có thể tưởng tượng được công trình hoàn thiện từ đó xác định được loại, số lượng chân nhện bắt kính. Có thể hiểu đơn giản hơn là tính diện tích toàn bộ mái, vách kính rồi chia cho diện tích 1 tấm kính để tính ra số tấm. Từ đó tính được số liên kết và cho ra được số chân nhện bắt kính cần dùng.

Tìm hiểu về chân nhện bắt kính VVP

Phụ kiện VVP là sản phẩm được sản xuất bở công ty TNHH Chan Sin Thavee được thành lập năm 1983 tại Bangkok Thái Lan. Đây là công ty chuyên sản xuất phụ kiện cho cửa kính, cửa nhôm, mái kính…mang thương hiệu VVP và rất nổi tiếng tại nước ta.

Chân nhện VPP được ưa chuộng ở nước ta bởi giá thành phải chăng mà chất lượng tốt.

  • Toàn bộ chân nhện VVP được làm bằng inox SUS 304 có độ bền cao nên có thể sử dụng ở mọi vị trí lắp đặt, mọi điều kiện thời tiết khác nhau mà không lo han gỉ.
  • Thiết kế nhỏ gọn, hiện đại nên có thể lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau mà không lo tốn diện tích khi lắp đặt.
  • Có nhiều hình dạng và thiết kế cho các ứng dụng, vị trí khác nhau.
  • Trọn bộ chân nhện VVP đã bao gồm đầy đủ phụ kiện, ốc vít và vòng đệm, rất thuận tiện khi lắp đặt.
  • Chân nhện VVP chính hãng được sản xuất với dây chuyền lắp ráp công nghệ hiện đại đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, giảm sai số trong thiết kế và lắp đặt.
  • Là một trong những loại chân nhện chất lượng nhất Việt Nam, giá chân nhện VVP inox 304 chính hãng tương đối rẻ nên đây là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay.
  • Chân nhện được bảo hành 2 năm theo quy định của VVP.
  • Dễ dàng cài đặt, gỡ bỏ và bảo trì khi cần thiết

Top 50 mẫu chân nhện bắt kính dễ dùng, đẹp

Chân nhện spider kính thường sẽ có loại có 1 chân, 2 chân, 3 chân hoặc 4 chân. Kiểu dáng của các loại này thì sẽ tùy theo vị trí lắp đặt cũng như nhà sản xuất mà có điểm khác nhau.

Chân nhện bắt kính 1 chân là loại đơn giản và gọn nhẹ nhất. Chân nhện này được dùng để gắn 2 kính cùng mặt phẳng với nhau hoặc bắt kính với tường. Và nó kiểu được dùng phổ biến nhất chính là gắn kính với tường.

Chân nhện bắt kính 1 chân

Chân nhện bắt kính 1 chân

Mẫu chân nhện bắt kính 1 chân

Mẫu chân nhện bắt kính 1 chân

Chân nhện 2 chân có nhiều góc khác nhau để phù hợp cho nhiều vị trí khác nhau. Do 2 kính có thể ở các góc độ khác nhau. Hai chân nhện có thể là góc nhọn, góc tù hoặc trên cùng 1 đường thẳng để thuận tiện cho các vị trí lắp đặt khác nhau.

Chân nhện bắt kính 2 chân 1

Chân nhện bắt kính 2 chân 1

Chân nhện bắt kính 2 chân

Chân nhện bắt kính 2 chân

Mẫu chân nhện bắt kính 2 chân

Mẫu chân nhện bắt kính 2 chân

Chân nhện bắt kính 3 chân không được sử dụng phổ biến như loại 2 chân hay 4 chân. Vì ít có các vị trí tiếp xúc giữa 3 tấm kính. Các hãng phụ kiện cũng không sản xuất loại này nhiều.

Chân nhện bắt kính 3 chân

Chân nhện bắt kính 3 chân

Chân nhện 4 chân chắc hẳn là mẫu mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nhất. Với 4 chân nó được gắn ở góc và giúp gắn 4 tấm kính với nhau. Kiểu dáng của mẫu chân nhện này cũng rất đa dạng, tùy theo nhà sản xuất. Ngoài kiểu dáng với 4 chân liền thì nó còn có kiểu chia thành 2 phần giống nhau để lắp đặt cho vách kính.

Chân nhện bắt kính có 4 chân

Chân nhện bắt kính có 4 chân

Liên kết chân nhện bắt kính 4 chân

Liên kết chân nhện bắt kính 4 chân

Mẫu chân nhện bắt kính 4 chân

Mẫu chân nhện bắt kính 4 chân

Đơn vị cung cấp, lắp đặt chân nhện bắt kính uy tín

Chân nhện bắt kính là một sản phẩm có giá thành không phải rẻ, nếu sử dụng số lượng lớn thì chi phí cũng tương đối cao. Do đó bạn cần tìm được địa chỉ cung cấp, lắp đặt uy tín.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề. Kính Việt Nhật Hải Long sẽ là một đơn vị mà khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng vì:

  • Nguyên liệu của Hải Long đều là hàng chính hãng từ các nhà máy hiện đại hàng đầu.
  • Chúng tôi có nhà máy gia công và hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến để tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất.
  • Đội ngũ nhân viên của chúng tôi có kinh nghiệm và được đào tạo tốt để cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất có thể.
  • Dịch vụ và giá cả sản phẩm của luôn luôn công khai, minh bạch nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm.
  • Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành đến khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty.

Hãy để Kính Việt Nhật Hải Long đem đến cho bạn những sản phẩm tốt nhất với giá thành phải chăng nhất.

Bài viết tham khảo: 

Báo giá 500 Mẫu Cầu Thang Kính Đẹp Hiện Đại 12/2022

Báo giá 50 Mẫu Lan Can Kính Ban Công đẹp 12/2022

5/5 - (1 bình chọn)
Dương Văn Thiện - Chief Executive Officer
YouTube video
  1. Cửa nhôm kính thường giá rẻ vẫn luôn có được một chỗ đứng giữa muôn vàn các loại cửa nhôm...
    46422
  2. Kính 2 lớp là loại kính có cấu tạo khác biệt so với những loại kính thông thường. Bởi cấu...
    39588
  3. Thế nào là tủ áo cánh kính? Tủ áo cánh kính là một trong số những lựa chọn lắp đặt tủ...
    26070
  4. Vách ngăn văn phòng bằng nhựa là sản phẩm tiện lợi, được các công ty sử dụng rất nhiều. Vách...
    21908
  5. Cửa nhôm hệ 700 được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn cho công trình của mình. Nó đáp ứng...
    21216
  6. Nuôi cá cảnh là một thú vui được rất nhiều các gia đình hiện nay ưa chuộng. Việc nuôi cá...
    19750
  7. Kính phản quang là loại kính có tác dụng đặc biệt trong việc ngăn chặn các tác động từ ánh...
    18579
  8. Kính ốp bếp 3D còn được biết đến với tên gọi là kính ốp bếp hoa văn, tranh kính ốp...
    17702
  9. Nếu bạn chưa hiểu rõ kính Việt Nhật là gì? Làm sao để phân biệt đâu là kính Việt Nhật...
    16492
  10. Lan can kính cường lực là sự kết hợp của kính chịu lực và các phụ kiện đi kèm như là...
    15110
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469