Top 10 Keo Dán Kính tốt nhất, Giá RẺ 4/2024

Keo dán kính là một thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm làm từ kính trên thị trường hiện nay. Nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết dính kính với các vật liệu khác. Trên thị trường nước ta hiện nay có rất nhiều loại keo dán kính khác nhau. Mỗi loại lại có thành phần, đặc điểm phù hợp cho từng mục đích sử dụng khác nhau.

Bài viết này, Kính Việt Nhật Hải Long xin gửi tới danh sách 10 loại keo dán kính tốt nhất hiện nay. Hy vọng danh sách này có thể giúp quý khách hàng lựa chọn được loại keo phù hợp.

Top 10 keo dán kính tốt, giá rẻ

Top 10 keo dán kính tốt, giá rẻ

Tìm hiểu chung về keo dán kính

Keo dán kính là loại keo được sử dụng để dán kính với nhau hoặc kính với các vật liệu khác. Keo dán kính chuyên dụng được sử dụng rất nhiều trong xây dựng để dùng cho các sản phẩm làm từ kính. Keo dán kính đa năng không chỉ dùng được cho kính mà còn cho rất nhiều chất liệu, đồ dùng khác.

Keo dán kính siêu chắc chắn, có thể dùng được ở cho kính ở những vị trí trên cao như vách, mái kính, ốp tường…Keo dán kính thủy tinh trên thị trường nước ta hiện nay rất đa dạng mẫu mã, chủng loại.

Keo dán kính được sử dụng ngày càng phổ biến bởi sự tiện lợi, sạch sẽ và rất hợp thẩm mỹ. So với nhiều loại keo khác cần phải pha trộn cồng kềnh thì keo dán kính thường được đựng trong cá tuýp, chai vô cùng tiện lợi.

Không chỉ có khả năng kết dính tốt, chắc chắn. Keo dán kính còn có nhiều đặc tính khác như khả năng chống thấm, chịu được nhiệt độ và nhiều điều kiện khắc khác.

Phân loại các loại keo dán kính

Phân loại theo tính chất

Keo dán kính silicone gốc axit

Keo silicone axit khi sử dụng sẽ giải phóng axit axetic có mùi chua tượng tự như giấm. Vì có tính axit nên loại keo này có thể ăn mòn, ảnh hưởng đến một số bề mặt. Vì có mùi nên có thể gây ảnh hưởng, khó chịu cho người xung quanh.

Loại keo này có nhiều ưu điểm như rất nhanh khô, độ đàn hồi tốt, chịu được môi trường ẩm ướt, tia cực tím cùng nhiều loại môi trường khắc nghiệt.

Khả năng bám dính của loại keo này rất tốt trên nhiều chất liệu khác nhau như sơn tĩnh điện. Độ bám dính sẽ tốt nhất với những bề mặt -30 độ và -50 độ C. Nó có thể gắn trên nhiều chất liệu khác không chỉ riêng kính.

Keo dán kính silicone gốc trung tính

Keo dán kính silicone gốc trung tính không có mùi, an toàn cho người sử dụng. Keo có độ bề và đàn hồi rất cao. Keo có thể chịu được những tác động nhiệt độ và độ ẩm cao.

Ngoài ra, Keo dán kính silicone gốc trung tính còn có khả năng chống ẩm mốc rất tốt hay chống lại các tác động của tia cực tím.

Phân loại theo thành phần

Keo dán kính silicon: là loại được sử dụng vô cùng phổ biến trong xây dựng. Keo dán kính silicone có giá thành rẻ, dễ dàng mua được tại các cửa hàng nhỏ lẻ. Keo có nhiều ưu điểm nổi bật về khả năng bám dính, chống thấm, đàn hồi cao.

Keo dán kính polyurethane: có độ bền cao, không bị ăn mòn bởi sơn, xăng, dầu hay nước. Độ chắc chắn, an toàn của loại keo này rất cao. Nhưng chính vì vậy mà giá thành của nó rất cao. Độ phổ biến, khả năng ứng dụng của nó không thể bằng keo dán kính silicone.

Phân loại theo khả năng sử dụng

Keo dán kính ngoài trời: thường là những loại keo có mùi hoặc độc hại với người dùng nên không thể sử dụng trong nhà. Một số loại đặc biệt được sử dụng ngoài trời bởi vì có khả năng chống lại tia UV, ánh sáng mặt trời.

Keo dán kính trong nhà: các loại keo được chứng nhận an toàn, không có mùi khó chịu mới có thể sử dụng trong nhà. Chúng thường là những loại keo dán kính trung tính.

Phân loại theo màu sắc

Keo dán kính màu đen

Keo dán kính màu đen

Keo dán kính trong suốt: hay keo dán kính tàng hình là loại keo không màu, khi dán lên kính nếu không nhìn kỹ thì sẽ không thể phát hiện ra. Loại keo này cho tính thẩm mỹ rất cao, được sử dụng cho những sản phẩm trang trí hay cần che đường keo.

Keo dán kính trắng: là loại keo có màu trắng đục như nước gạo. Loại keo này được sử dụng rất phổ biến ở nhiều sản phẩm và nhiều vị trí khác nhau. Với màu keo này thì có thể sử dụng được cho cả những vị trí khuất và lộ ra.

Keo dán kính màu đen: có màu đen tuyền, thường là loại keo trung tính sử dụng được cả ở trong và ngoài ngôi nhà. Màu keo đen rất thích hợp sử dụng cho các khe, góc khuất vì sẽ không làm lộ đường keo. Màu keo này thích hợp sử dụng cho các vật liệu có màu tối tương tự.

Những tính năng, ưu điểm vượt trội của keo dán kính

Độ bám dính cao: keo dán kính có thể bám dính trên nhiều chất liệu khác nhau không chỉ riêng kính. Độ dính của keo rất cao, có thể sử dụng cho các vị trí trên cao, dựng đứng một cách dễ dàng. Độ bám dính của keo rất dài, có thể lên tới hàng chục năm.

Tính ứng dụng cao: Nó có thể gắn kết kính với kính, kính với kính hoặc kính với các chất liệu khác như nhôm, thép không rỉ, gạch, tường…Nhờ đó mà nó được ứng dụng rất rộng rãi trong xây dựng.

Keo dán kính chịu nhiệt: Hầu hết các loại keo dán kính đều có thể chịu nhiệt độ khoảnh 50 độ C. Keo dán kính chịu nhiệt độ cao chuyên dụng có thể chịu nhiệt lên tới 1500 và không bị bắt lựa. Không chỉ chịu được nhiệt độ cao mà nó còn có thể chịu được ở nhiệt độ -60 độ C mà không ảnh hưởng đến liên kết.

Chống chịu tác động môi trường: keo dán kính không thấm nước có thể sử dụng để bịt các lỗ hở. Keo cũng chịu được độ ẩm cao bởi không bị nước xâm nhập. Ngoài ra, nó còn có thể chịu được nhiều điều kiện thời tiết khác nhau như nắng nóng, tia UV gây hại.

Tiện lợi sử dụng: giá thành của các loại keo dán kính thường rất rẻ và có thể dễ dàng tìm mua tại cửa hàng. Hơn nữa, các chai keo thường được sản xuất có vòi nhọn đi cùng, thuận tiện dùng ở nhiều vị trí nhỏ hẹp.

Với những ưu điểm trên bạn chắc chắn đã có đáp án cho câu hỏi “keo dán kính có tốt không?”. Keo dán kính có nhiều ưu điểm vượt trội. Khi sử dụng keo dán kính vẫn đảm bảo được độ chắc chắn mà giảm bớt được rất nhiều mối nối, vít cần sử dụng. Nhờ vậy mà đảm bảo thẩm mỹ hơn. Hơn nữa, so với việc sử dụng ốc vít thì keo đảm bảo được độ kín khít hơn.

Ứng dụng trong đời sống của keo dán kính

Ứng dụng trong đời sống của keo dán kính

Ứng dụng trong đời sống của keo dán kính

Với khả năng bám dính cao và có thể sử dụng trên nhiều chất liệu khác nhau mà ứng dụng của keo dán kính rất đa dạng. Nó được sử dụng cả bên trong và bên ngoài căn nhà. Dùng cho từ sản phẩm nhỏ đến lớn.

  • Keo dán kính với kính: đây là ứng dụng chúng ta thấy nhiều nhất về keo dán kính. Nó có thể sử dụng để dán kính cường lực hoặc nhiều loại kính khác nhau. Keo dán kính cường lực, keo dán kính 2 lớp đều đảm bảo được độ kết dính và chắc chắn. Keo dán kính cường lực ngoài trời: thường dùng cho các mái kính, mái tum kính, vách ngăn. Loại keo sử dụng cần bền dưới các tác động của thời tiết.
  • Keo dán kính mặt dựng, cửa nhôm kính không chỉ dùng để gắn kính mà còn dùng gắn kính với nhôm.
  • Keo dán kính bể cá giúp gắn các tấm kính lại với nhau tạo thành khung chậu cá mà không bị rò rỉ nước. Loại keo được sử dụng thường là keo trong suốt hoặc màu trắng để đảm bảo thẩm mỹ.
  • Keo dán kính với kim loại hay keo dán kính sắt có độ đàn hồi cao phù hợp với chất liệu hay dãn nở như kim loại. Các sản phẩm thường ứng dụng như mái kính, mặt dựng, cửa kính…
  • Keo dán kính và gỗ không chỉ dán kết dính mà còn có thể sử dụng như một dạng để bít các lỗ hổng, khe hở. Keo được sử dụng nhiều nhất cho các dạng cửa gỗ kết hợp với kính.
  • Keo dán kính bếp từ, keo dán kính bếp hồng ngoại sử dụng để gắn mặt kính cho các bếp đun này. Keo sử dụng thường là keo trung tính an toàn và có thể chịu được nhiệt độ cao.
  • Keo dán kính lên tường dùng để dán kính ốp bếp, kính ốp tường trang trí. Tùy vào màu sắc của kính ốp mà sử dụng loại keo phù hợp.
  • Keo dán kính với nhựa được sử dụng rất phổ biến để dán cửa nhựa PVC. Loại cửa này có kết hợp giữa khung PVC và kính và dùng keo để trám các khe hở.
  • Keo dán kính ô tô silicon dùng ở các mép kính và để gắn với khung xe. Cần phân biệt điều này với các loại keo dán kính ô tô vỡ.

Báo giá keo dán kính cập nhật mới nhất

Keo dán kính được đóng trong các tuýp, trai với nhiều thể tích, kích thước khác nhau. Các chai keo thường có kích thước không quá lớn để thuận tiện cho việc cầm nắm. Giá của keo dán kính không quá cao và có thể dễ dàng tìm mua tại nhiều cửa hàng.

Giá bán keo dán kính silicon tùy thuộc vào từng loại, từng hãng sản xuất. Giá các loại keo dán kính có thể dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn cho 1 chai tùy theo thể tích.

STT Tên sản phẩm Đơn vị Đơn giá
1 Keo Titebond Heavy Duty Chai 296 ml 90.000 VNĐ
2 Keo Apollo Silicone Sealant A200 Chai 300 ml 80.000 VNĐ
3 Keo dán X’traseal SA 106 sử dụng cho bể cá Chai 200 ml 80.000 VNĐ
4 Keo dán X’traseal PU-551 dành cho kính ô tô Chai 300 ml 140.000 VNĐ
5 Keo UV cao cấp BySun BB010 dạng sệt, nhanh khô Chai 250 ml 500.000 VNĐ
6 Keo UV Glue cứng dạng trong suốt Chai 50 ml 120.000 VNĐ
7 Keo AB EPOXY chịu lực và chịu nhiệt tốt Chai 24 ml 80.000 VNĐ
8 Keo AB Epoxy Plus Five dạng trong suốt Chai 24 ml 80.000 VNĐ
9 Keo Silicone Dap 12 DYNAFLEX dán kính Chai 230 ml 650.000 VNĐ
10 Keo Silicone Goldnova Bond dán kính cường lực Tuýp 24 g 120.000 VNĐ
11 Keo dán kính Hichem 6003 Chai 37.000
12 Keo dán TopBond Chai 40.000
13 Keo dán kính Apollo Silicone Sealant A250 Chai 42.000
14 Keo dán kính hồ cá, bể cá X’traseal SA 106 Chai 42.000
15 Keo dán kính Silicone trung tính KG BOND Chai 45.000
16 Keo dán kính UV 3538 Chai 50.000
17 Keo dán kính Apollo Silicone Sealant A300 Chai 50.000
18 Keo dán kính Silicone Dow Corning 688 Chai 130.000
19 Keo dán kính 3M Marine Adhesive Sealant Fast Cure 4000 UV Chai 190.000
20 Keo UV dán kính Boncol 101 Chai 289.000

Lưu ý:

  • Báo giá trên chưa bao gồm thuế VAT và là giá áp dụng khi bán lẻ.
  • Báo giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, để biết keo dán kính silicon giá bao nhiêu hay giá các loại keo khác một cách chính xác nhất quý khách hành vui long gọi đến hotline của Kính Việt Nhật Hải Long.

Review top 10 loại keo dán kính được sử dụng nhiều nhất

Trên thị trường nước ta hiện nay các dòng keo dán kính rất đa dạng. Mỗi loại keo lại có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Với số lượng loại keo quá đa dạng, Kính Việt Nhật Hải Long sẽ chỉ giới thiệu với bạn top 10 loại keo được sử dụng phổ biến nhất.

Keo dán kính Apollo

Keo dán kính Apollo

Keo dán kính Apollo

Keo dán kính Apollo có lẽ là thương hiệu nổi tiếng và được sử dụng phổ biến nhất tại nước ta. Loại keo này có rất nhiều dòng khác nhau, mỗi dòng lại có tác dụng, ứng dụng riêng.

Keo dán kính a200: là keo silicon dán kính dạng axit một thành phần. Loại keo này có độ đàn hồi cao, chịu được nhiều tác động từ thời tiết. Keo này có độ kết dính cao với các chất liệu như kính, gỗ, nhôm và một số loại nhựa. Nó được dùng cho các vị trí như cửa kính, bể kính…

Keo dán kính a300 hay keo dán kính Apollo a300: là chất trám silicone 1 thành phần, không pha trộn. Loại keo này có độ đàn hồi tốt, nhanh chóng phục hồi lại hình dáng ban đầu. Nên nó được sử dụng để trám trét kính, khung nhôm, ghép kính và một số loại nhựa hoặc để chống dột mái.

Keo dán kính a500 hay keo dán kính Apollo sealant a500: có độ đàn hồi và bám dính rất cao. Keo có thể chịu đựng được nhiều thời tiết khắc nghiệt khác nhau. Keo sử dụng ngoài trời không bị mất màu, nếu được bề mặt được xử lý tốt nó có thể gắn kết nhiều vật liệu khác nhau. Keo dán kính a500 thường được sử dụng dán bể cá, kính khung cửa cho cả bên trong và bên ngoài.

Keo dán kính X’traseal

Keo dán kính X’traseal

Keo dán kính X’traseal

Keo dán kính X’traseal có nhiều loại khác nhau như keo dán X’traseal PU 551, keo dán X’traseal Bond, keo dán X’traseal PU 501….

Trong đó, keo dán X’traseal PU 501 là loại keo một thành phần gốc PU polyurethane có độ nhớt và đóng rắn bằng thay đổi độ ẩm không khí. Loại keo này thay đổi trạng thái từ nhão thành mastic đàn hồi. Keo X’traseal PU 501 bám dính vô cùng tốt trên thủy tinh và kim loại và được dùng để gắn kính chắn gió cho ô tô, cửa sổ, cửa thoát hiểm…

Keo dán kính PU 3M 560

Keo dán kính PU 3M 560 là keo 1 thành phần Polyuethane 560. Keo có màu đen, dạng sệt đóng rắn khi có thay đổi độ ẩm. Tốc độ khô tương đối nhanh và tạo thành liên kết có độ đàn hồi, chịu lực lớn.

Thời gian khô của keo PU 3M 560 là khoảng 50 – 60 phút ở nhiệt độ 23 độ C và độ ẩm 50%. Tốc độ khô của keo là 4mm/24h và khẳ năng chịu nhiệt ở -40 độ đến 90 độ C.

Loại keo này có khả năng bám dính trên nhiều bề mặt khác nhau như kính, gỗ, kim loại. Và được ứng dụng để dán kính, khung thép sơn, trám trét các khe rãnh, chống thắm. Hoặc nó được dùng để dán kính với nhôm, dán gỗ, dán kính ô tô, nội thất…

Keo dán kính Goldnova Bond

Keo dán kính Goldnova Bond

Keo dán kính Goldnova Bond

Keo Goldnova Bond là loại keo đa năng, trong suốt có thể sử dụng trên nhiều vật liệu khác nhau. Đây là một loại keo chất lượng cao, đạt các chứng nhận quốc tế. Keo có các đặc tính rất phù hợp với điều kiện khi hậu nước ta.

Độ bám dính, liên kết của keo Goldnova Bond cực kỳ tốt, độ co dãn tốt, chống chịu được các điều kiện thời tiết khác nhau. Hơn nữa, nó cho phép sơn phủ và không để lộ vân keo nên cho tính thẩm mỹ cao. Keo có thể sử dụng trong các điều kiện nhiệt độ thấp.

Keo dán kính Silicone KG Bond

Keo dán kính Silicone KG Bond là một loại keo silicone trung tính chuyên được sử dụng trong nhôm kính. Keo được sử dụng cho hầu hết các sản phẩm trong ngành nhôm kính như cửa nhôm, cửa nhựa uPVC, cửa gỗ, vách nhôm kính, gạch kính, khung vách nhôm…

Khả năng đàn hồi và chịu lực của loại keo này rất tốt nên thường được sử dụng vào các kết cấu chịu lực. Keo dễ bơm ở nhiệt độ từ -20 độ đến 50 độ C và duy trì được độ đàn hồi ở -40 độ đến 150 độ C. Hiện keo có 2 màu chính là trắng sữa, đen.

Keo dán kính Hichem 601

Keo dán kính Hichem 601

Keo dán kính Hichem 601

Keo dán kính Hichem 601 là keo trung tính có thành phần chính là silicone. Keo không có mùi, không độc hại nên thường được sử dụng trong nội thất. Keo có thể chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nóng ẩm, tia cực tím, không bị oxy hóa hay biến màu.

Keo Hichem 601 có thể chịu được nhiệt độ từ -40 độ đến 150 độ C. Thời gian khô nhanh chỉ khoảng 6 đến 10 phút sau khi tiếp xúc với không khí.

Keo bám dính tốt trên các chất liệu như kính, nhôm, bê tông, đá…Nên được sử dụng vào lắp đặt cửa nhôm kính, cử nhựa, dán kính,…Hoặc dùng trám các khe hở, khe nứt giữa tường và cửa, chậu rửa…đặc biệt thích hợp dùng cho nhà bếp.

Keo dán kính Silicone Dow Corning

Keo dán kính Silicone Dow Corning là keo silicone lưu hóa gốc axit, có thời gian khô nhanh chỉ khoảng 11 phút.

Keo có khả năng bám dính cực kỳ tốt với các chất liệu như kính, gốm sứ, nhôm, thủy, tinh…Với khả năng không thấm nước, chịu được độ ẩm cao mà keo được dùng để lắp kính và chống thấm nước cho cửa đi, cửa sổ, đồ nội thất…Loại keo này được sử dụng vô cùng phổ biến trong sản xuất, lắp đặt các loại cửa nhôm kính.

Keo dán kính TopBond

Keo dán kính TopBond là một loại keo có thành phần gốc cao su tổng hợp được sử dụng để dán các loại kính, gương. Keo này có thể gắn kết được  nhiều vật liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất là dùng để dán gương, kính vào tường.

Khả năng kết dính của loại keo này rất linh hoạt, có thể sử dụng trên những vật liệu không bằng phẳng hay gỗ bị ẩm ướt. Độ chịu lực và đàn hồi của nó rất tốt và cho phép sơn phủ lên bề mặt keo. Keo không bắt dính tốt trên các bề mặt nhựa, PE, PP.

Keo Titebond Heavy Duty

Keo Titebond Heavy Duty là một loại keo vô cùng đa năng trong xây dựng. Nó có thể sử dụng cho nhiều loại vật liệu khác nhau kể cả gỗ ướt. Không chỉ có tác dụng kết dính, keo Titebond Heavy Duty còn được sử dụng như một chất trám giúp làm đầy các khe hở.

Keo thường có màu đồng nhạt, sử dụng được ở nhiệt độ từ -20 độ đến 120 độ F. Thời gian khô của keo sẽ là khoảng từ 20 đến 30 phút.

Keo dán kính GE Sealants Adhesives

Keo dán kính GE Sealants Adhesives

Keo dán kính GE Sealants Adhesives

Keo GE Sealants Adhesives không chỉ sử dụng để dán mà còn dùng như một chất trám. Loại keo này nổi bật với khả năng chống chịu với các điều kiện thời tiết khác nhau nên rất được ưa chuộng dùng cho các công trình ngoài trời.

Keo kết dính được trên nhiều chất liệu như kim loại, gỗ, kính, gốm, xi măng…Với nhiều ưu điểm như chịu được độ ẩm cao, chống thấm, chịu lực tốt nên loại keo này rất được ưa chuộng dùng cho xây dựng. Khi khô, keo sẽ trở nên trong suốt không cứng hoàn toàn mà vẫn có độ mềm dẻo, đàn hồi tốt.

Keo dán kính loại nào tốt nhất

Có rất nhiều loại keo dán kính trên thị trường nước ta hiện nay. Mỗi loại đều có những tính chất riêng, phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau. Do đó, sẽ không có loại keo nào là tốt nhất mà là loại phù hợp nhất. Để lựa chọn được loại phù hợp chúng ta cần đánh giá keo dán kính với những tiêu chí cần có.

Dựa vào những tiêu chí này bạn có thể lựa chọn được loại keo dán kính silicone tốt nhất với nhu cầu, sản phẩm của mình.

Chọn keo phù hợp mục đích sử dụng

Một số loại keo có thể dùng cho rất nhiều chất liệu khác nhau nhưng có một số loại thì không. Để đảm bảo được độ bám dính bạn nên chọn keo chuyên dụng.

Keo dùng ở những khu vực có nhiều ánh sáng, tia cực tím thì nên chọn keo UV vì đảm bảo được độ bám dính lâu nhất trước các tác hại mặt trời. Với những vật dụng, sản phẩm ở nơi thường xuyên ẩm ướt, có nước phải chọn keo có khả năng chống thấm, không ngấm nước, chịu được độ ẩm cao.

Những khu vực, độ dùng thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao phải chọn keo chuyên dụng có khả năng chịu nhiệt tốt. Thành phần keo an toàn, không bị phân hủy hay bay hơi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Chẳng hạn keo dán kính ô tô tốt nhất cần ưu tiên loại tạo độ dính với kính và kim loại tốt, chống thấm, chịu được nhiệt độ và độ ẩm cùng các tác động của môi trường. Còn keo dán kính bể cá tốt nhất sẽ ưu tiên những loại keo không độc hại, chịu ẩm, chống thấm tốt.

Chọn dựa trên kiểm định độ an toàn

Keo dán kính được dùng cho rất nhiều vật dụng mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày nên chỉ số an toàn của nó là vô cùng quan trọng. Bởi thành phần là các hóa chất, chất hóa học nếu không được kiểm định độ an toàn thì khi sử dụng ở những khu vực có nhiệt độ cao hay lâu ngày có thể sản sinh ra những chất độc hại.

Dựa trên các thông số kỹ thuật

Là một sản phẩm hóa học, nên keo dán kính có rất nhiều thông số kỹ thuật khác nhau. Trước khi lựa chọn bạn cần tham khảo các thông số này và chọn lựa loại phù hợp. Các thông số cần chú ý như thời gian khô, độ chịu lực, độ đàn hồi, khả năng sơn màu…Những thông số này tuy nhỏ nhưng vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng đến quá trình thi công, thẩm mỹ và sử dụng sau này.

Hướng dẫn cách sử dụng keo dán kính đơn giản

Hướng dẫn cách sử dụng keo dán kính đơn giản

Hướng dẫn cách sử dụng keo dán kính đơn giản

Thao tác sử dụng keo dán kính rất đơn giản, không quá khó. Nhưng để đảm bảo keo phát huy tác dụng tốt nhất thì bạn vẫn nên tham khảo các bước sử dụng keo dán kính của Hải Long.

Bước 1: Vệ sinh bề mặt

Trước khi gắn bất kỳ loại keo nào thì cần phải vệ sinh bề mặt cần gắn. Vệ sinh bề mặt sạch sẽ giúp cho keo dễ dám dính, tăng độ bền hơn. Bề mặt càng sạch bụi bẩn thì khả năng bám dính lại càng tốt. Sau khi làm sạch thì cần để bề mặt khô trước khi bắt đầu dán.

Bước 2: Bảo vệ khu vực không gắn

Với những khu vực nhỏ hoặc để đường đi keo đẹp để không bị lem ra xung quanh quá nhiều thì bạn nên sử dụng băng dính. Băng dính sẽ tạo viền tách khu vực cần tra keo với xung quanh. Còn để gắn những bề mặt lớn khe sâu thì có thể không cần.

Bước 3: Bơm keo 

Keo dán kính thường được đóng gói ở dạng chai, tuýp có đầu. Đi cùng với chai sẽ có ống nhọn và súng bắn keo. Cắt vát đầu vòi và lắp keo vào súng bắn keo.

Sau đó, đưa đầu nhọn vào vị trí cần trám keo. Vừa bóp vừa di chuyển để đảm bảo keo được bơm ra đều, đẹp. Lượng keo bơm đảm bảo phải đầy khe trống và để tràn 1 chút ra ngoài. Tùy theo khoảng cách, độ lớn của khe đó mà bơm lượng keo cho phù hợp.

Bước 4: Vệ sinh keo thừa

Khi keo đã được trám kín, không có khe hở thì vệ sinh keo thừa tràn ra viền. Sử dụng khăn để lau keo dán kính khi chưa đóng rắn. Chờ đến khi keo đóng rắn thì bóc lớp băng dính xung quanh.

Cách sử dụng keo dán kính uv, cách dùng keo dán kính cường lực đều được tiến hành tương tự như vậy.

Hướng dẫn cách gỡ, bóc keo dán kính nhanh sạch

Hướng dẫn cách gỡ, bóc keo dán kính nhanh sạch

Hướng dẫn cách gỡ, bóc keo dán kính nhanh sạch

Việc tháo, gỡ các sản phẩm từ kính khi không sử dụng hoặc có hư hỏng là điều rất bình thường. Nhưng việc tái sử dụng lại kính hoặc các phụ kiện, vật liệu có thể khó khăn do vết keo cũ còn sót lại. Do đó, việc loại bỏ keo dán kính cũ làm sao vừa nhanh, vừa sạch là vô cùng cần thiết.

Có 2 cách tách keo dán kính thường được áp dụng đó là sử dụng dao hoặc dùng hóa chất.

Cách vệ sinh keo dán kính thủ công:

Cách này sử dụng những dao có lưỡi mỏng như dao cạo râu hoặc dao rọc giấy. Để loại bỏ được keo thì đặt lưỡi dao nằm nghiêng, cách mặt kính 20 đến 30 độ rồi cạo lần lượt từ trên xuống dưới. Đưa dao cẩn thận nghiêng lưỡi để không làm xước mặt kính. Mặc dù keo có dính chắc nhưng bởi bề mặt kính trơn và dao sắc nên có thể dễ dàng loại bỏ.

Cách này đơn giản, tốn ít chi phí. Tuy nhiên nó chỉ hiệu quá trên những bề mặt phẳng và tốt nhất là trên bề mặt kính. Với những bề mặt sâu, gồ ghề thì phương pháp này chỉ loại bỏ được một phần keo bên trên.

Cách vệ sinh keo dán kính bằng hóa học

Chất tẩy keo dán kính silicone có thể sử dụng là R57, xăng thơm hoặc Terpanol power…Các dung dịch tẩy keo dán kính bán sẵn trong các chai tiện dụng nhưng có giá thành cao hơn xăng thơm.

Với những nước tẩy keo dán kính trong bình xịt thì bạn chỉ cần xịt lên vị trí keo silicone. Sau đó đợi để keo chảy ra và lúc đó có thể lau sạch bằng khăn mềm. Thời gian chờ tùy vào khuyến cáo của nhà sản xuất. Còn với xăng thơm, thì bạn tẩm ra khăn và lau lên vị trí keo và để 1 lúc cho keo chảy, bong ra.

Chú ý khi sử dụng những hóa chất này bạn nên đi găng tay và đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn bởi một số loại có mùi khá khó chịu.

Với trường hợp keo dán kính dính vào quần áo nếu keo chưa khô thì nhanh chóng lau sạch. Còn nếu keo đã khô rồi thì có thể xử lý bằng cách ngâm quần áo vào nước ấm có bột giặt hoặc dùng cift đa năng.

Giải đáp một số thắc mắc khi sử dụng keo dán kính

Keo dán kính bể cá bao lâu khô

Keo dán kính bể cá bao lâu khô

Keo dán kính có độc không?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại keo dán kính với các thành phần khác nhau. Trước khi chúng được đưa ra thị trường đều đã phải trải qua kiểm định nên đều đảm bảo được an toàn.

Những chất hóa học của keo dán kính khi lưu hóa có thể ảnh hưởng đến người xung quanh nếu hít phải trong thời gian dài. Nó có thể gây khó chịu cho đường hô hấp hoặc nhức đầu nhưng không quá nghiêm trọng.

Keo dán kính bao lâu khô?

Thời gian khô của keo dán kính rất nhanh chỉ khoảng 5 phút là keo đã đóng rắn bề mặt. Thời gian để đạt độ bám dính là khoảng 15 phút và keo sẽ dính hoàn toàn sau khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Sau khoảng 7 ngày thì keo dán kính sẽ đạt độ bám dính khoảng 7mm. Keo dán kính bể cá hay ở các vị trí khác cũng sẽ có thời gian khô tương tự.

Cách làm keo dán kính nhanh khô hơn bạn có thể sử dụng quạt, đèn hoặc máy sấy. Quạt, đèn và máy sấy nên để ở mức nhiệt vừa phải sẽ làm tốc độ khô nhanh hơn.

Cách bảo quản keo dán kính

Keo dán kính cần được bảo quản ở điều kiện thích hợp để không ảnh hưởng đến trạng thái, độ dính của keo bên trong. Nhiệt độ bảo quản keo tối ưu là từ 5 đến 25 độ C. Nhiệt độ sử dụng để keo đạt hiệu quả cao nhất là từ 10 đến 35 độ C. Khi keo đã cắt đầu thì thời gian bảo quả sẽ không lâu như khi còn nguyên.

Cách khử mùi keo dán kính

Để giảm mùi của keo dán kính thì nên mở cửa lớn hết cỡ để mùi bay bớt. Với những không gian kín, để giảm mùi thì có thể sử dụng sữa, chanh, baking soda…Dùng khăn mềm hoặc xịt các dung dịch này lên đường keo silicon sẽ giúp mùi nhanh biến mất hơn.

Địa chỉ bán keo dán kính tại Hà Nội uy tín

Keo dán kính hiện được bán rất rộng rãi tại nhiều cửa hàng cung cấp vật liệu xây dựng. Lựa chọn keo dán kính tốt không chỉ quan trọng với những người tiêu dùng nhỏ lẻ mà còn rất quan trọng với các đại lý cung cấp các sản phẩm từ nhôm kính như Kính Việt Nhật Hải Long.

Để đảm bảo được chất lượng thành phẩm mà các loại keo dán kính Hải Long sử dụng đều là hàng cao cấp. Do đó, chất lượng các sản phẩm của chúng tôi đều được người tiêu dùng đánh giá cao.

Sau hơn 10 năm hoạt động, Kính Việt Nhật Hải Long hiện đã đa dạng hóa các sản phẩm cung cấp. Chúng tôi có đầy đủ từ kính ốp bếp, tranh kính, gương ốp tường đến cửa kính, lan can, vách ngăn kính…Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về các sản phẩm này trên trang web của chúng tôi.

Bài viết tham khảo: 

Báo Giá Thi Công Gương Ghép Trang Trí Nghệ Thuật 4/2023

Báo giá 50+ Mẫu Lan can Sân thượng đẹp nhất 4/2023

5/5 - (1 bình chọn)
  1. Cửa nhôm kính thường giá rẻ vẫn luôn có được một chỗ đứng giữa muôn vàn các loại cửa nhôm...
    42389
  2. Kính 2 lớp là loại kính có cấu tạo khác biệt so với những loại kính thông thường. Bởi cấu...
    34652
  3. Thế nào là tủ áo cánh kính? Tủ áo cánh kính là một trong số những lựa chọn lắp đặt tủ...
    24201
  4. Vách ngăn văn phòng bằng nhựa là sản phẩm tiện lợi, được các công ty sử dụng rất nhiều. Vách...
    20530
  5. Cửa nhôm hệ 700 được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn cho công trình của mình. Nó đáp ứng...
    16530
  6. Kính ốp bếp 3D còn được biết đến với tên gọi là kính ốp bếp hoa văn, tranh kính ốp...
    16033
  7. Kính phản quang là loại kính có tác dụng đặc biệt trong việc ngăn chặn các tác động từ ánh...
    15697
  8. Nuôi cá cảnh là một thú vui được rất nhiều các gia đình hiện nay ưa chuộng. Việc nuôi cá...
    14600
  9. Nếu bạn chưa hiểu rõ kính Việt Nhật là gì? Làm sao để phân biệt đâu là kính Việt Nhật...
    14205
  10. Kính màu ốp bếp đẹp đang là sự lựa chọn của nhiều gia đình hiện nay. Mẫu kính ốp bếp...
    13759
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469