Cửa kính cường lực là sản phẩm hiện đại được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Loại cửa có phần lớn diện tích là kính nên giá thành thường rất cao. Hơn nữa, nó có cấu tạo rất khác biệt so với các loại cửa thông thường. Do đó, sửa cửa kính cường lực thường sẽ cần đến thợ chuyên nghiệp. Nhưng nếu có kiến thức cơ bản thì một số trường hợp người dùng vẫn có thể tự xử trí được.
Vậy cửa kính cường lực hỏng như thế nào có thể tự sửa tại nhà, cách thực hiện ra sao? Khi nào cần gọi thợ sửa cửa kính Hòa Phát, sửa cửa kính cường lực đến? Hãy cùng tìm hiểu những điều đó qua bài viết này nhé.
Nội dung bài viết
Khái niệm cửa kính cường lực chính xác thì thường được gọi cho loại cửa có cánh được làm hoàn toàn từ kính cường lực. Các loại thường được biết đến nhiều nhất là cửa kính thủy lực, cửa kính cường lực lùa treo,…
Nhưng hiện nay, nó được khái niệm đó được mở rộng hơn để gọi cả những loại cửa phần cánh có sự kết hợp với các vật liệu khác như cửa kính cường lực khung nhôm, cửa kính cường lực khung gỗ…
Trước đây, các loại cửa kính này chưa được phổ biến rộng do giá thành cao. Nhưng hiện tại, nó được sử dụng rất nhiều cho các công trình xây dựng hiện đại. Cửa thường được lắp đặt làm cửa chính, cửa phòng khách là chủ yếu. Nhờ vào kiểu dáng hiện đại, sang trọng độ bền vượt thời gian nên dù có giá thành cao thì loại cửa này vẫn được người tiêu dùng vô cùng ưa thích.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cửa kính cường lực nhưng nhìn chung cấu tạo của đều không có quá nhiều điểm khác biệt. Phần khác biệt lớn nhất là ở bộ phụ kiện.
Đây có thể xem là loại cửa kính cường lực nặng, có giá thành cao nhất. Cánh cửa được làm từ kính cường lực rất dày và nặng thường từ 10mm trở lên. Nên các loại bản lề thông thường sẽ không chịu được mà sử dụng bản lề thủy lực.
Bản lề thủy lực là một hộp với nhiều chi tiết khác nhau tạo nên một hệ khép kín. Nhờ hệ thống lò xo, piston mà bản lề sẽ tự đóng cửa lại một cách từ từ. Bản lề có dạng hộp và được đặt dưới nền nên còn được gọi là bản lề âm sàn.
Cửa kính cường lực mở lùa sử dụng các bánh ray để đóng, mở và thường chỉ về 1 bên. Nẹp kính có 2 đầu một đầu gắn với cánh kính, một đầu gắn với bánh xe. Các bánh xe sẽ di chuyển trên một ray nhôm dài, tròn được gắn ở bên trên cánh kính. Ngoài ra còn có thêm nhiều phụ kiện bằng inox khác để hỗ trợ, cố định cửa kính.
Một dạng cửa kính khác có giá thành rẻ và được sử dụng phổ biến hơn là cửa có khung. Có nhiều loại khung có thể sử dụng nhưng loại phổ biến nhất là khung nhôm. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các hệ, hãng nhôm dùng để làm cửa này. Đây cũng là dòng cửa kính cường lực được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất.
Mỗi bộ cửa sẽ có một khung nhôm, một khung bao cánh cửa để bảo vệ kính. Các phụ kiện còn lại thường có gioăng cao su, nẹp, ray, khóa, bản lề…tùy theo mẫu cửa cụ thể.
Khi hiểu được về cấu tạo của các loại cửa kính cường lực thì chúng ta có thể dễ dàng xác định được các vị trí bị hỏng để có cách xử lý phù hợp.
Bản lề: là vị trí thường, dễ bị hỏng nhất dù với bất kỳ loại cửa nào. Bộ phận này thường xuyên phải hoạt động và chịu sức nặng của cửa. Cửa kính cường lực hệ thủy lực có bản lề âm sàn, chỉ một chi tiết trong đó bị lỗi là cả bộ cửa sẽ không hoạt động ổn định. Khi bản lề bị hỏng thường thì cửa sẽ khó đóng, mở hoặc bị xệ.
Tay nắm cửa: là vị trí thường xuyên chịu lực tác động nên rất dễ hỏng. Tuy nhiên khi hỏng nó thường không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của cửa.
Bộ khóa cửa: có nhiệm vụ chốt, đóng cửa nên rất dễ bị hỏng. Khi nó bị hỏng bạn sẽ gặp tình trạng không mở được, không đóng được của hoặc đôi khi đóng cửa không kín.
Các phụ kiện khác như gioăng cao su, ray dẫn, bánh xe: các phụ kiện khi bị hỏng cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cửa kính cường lực. Các phần ray dẫn hay bánh xe thường không dễ bị hỏng nhưng một khi hỏng thì của sẽ không thể sử dụng được. Sau thời gian dài sử dụng các phụ kiện này thường bị
Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm cửa kính bị hỏng nhưng sẽ có một số nguyên nhân chính sau:
Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến cửa kính cường lực bị hỏng. Bởi vì tác động mà cửa phải chịu nhiều nhất chính là ở hoạt động đóng mở của con người. Dù là cửa nào, có đắt tiền đến mấy thì khi chúng ta đóng mở mạnh cửa cũng rất nhanh bị hỏng.
Khi đóng hay mở cửa mạnh thì các phụ kiện đều phải chịu rung, đập mạnh. Vị trí thấy hư hỏng đầu tiên thường là tay nắm cửa. Nó sẽ bị lỏng dần hoặc gãy. Bạn cũng có thể thấy khóa cửa sẽ bị lung lay, không còn chắc chắn khi đóng nữa. Bản lề, bánh xe, ray hay các phụ kiện khác sẽ xuất hiện hư hỏng, vết nứt vỡ. Nếu cửa kính khung nhôm thì sẽ nhận thấy khung bị méo, cửa không đóng kín.
Lỗi từ đơn vị thi công có thể thấy ngay sau khi bắt đầu sử dụng. Các lỗi thường là lắp đặt không chắc chẵn dẫn đến cửa lỏng lẻo, hoạt động không ổn định như:
Bất kỳ sản phẩm nào cũng cần được bảo dưỡng sau một thời gian dài sử dụng. Với những sản phẩm đắt tiền, thường xuyên sử dụng như cửa kính cường lực lại càng cần thiết.
Các sản phẩm cửa kính cường lực chỉ cần được vệ sinh, tra dầu cho những vị trí sử dụng nhiều là được. Và một khi có dấu hiệu hư hỏng cần lập tức sửa chữa chứ không nên tiếp tục sử dụng. Nếu vệ sinh bằng các hóa chất có độ ăn mòn cao thì các phụ kiện của cửa cũng rất nhanh hỏng.
Phần kính cường lực gần như không bị hư hỏng dưới các điều kiện của môi trường. Nhưng các phụ kiện inox, cao su nếu sử dụng ở các môi trường có độ ăn mòn cao vẫn rất dễ hỏng. Ở điều kiện độ ẩm cao, nhiều hóa chất thì dù có là inox không rỉ cũng sẽ dần bị hư hỏng. Các gioăng cao su thì dễ biến dạng khi có nhiệt độ quá cao.
Khi cửa kính cường lực bị hỏng thì sẽ thường có một số biểu hiện cụ thể sau:
Cửa kính khung nhôm sẽ gặp lỗi này nhiều hơn cửa kính cường lực không khung. Khi phần khung bị méo thì cửa sẽ không khớp được dẫn tới đóng hay mở đều không hết cỡ được. Cửa mở lùa cũng có thể gặp tình trạng này khi mà bánh xe bị hư hỏng, thanh ray bị cong…
Lỗi này có thể gặp ở tất cả cả các loại cửa khác nhau. Khi cửa sử dụng một thời gian thì với sức nặng của cánh cửa, lực tay sử dụng mà cánh cửa bị lệch và xệ xuống. Lỗi thường đến từ bản lề hoặc các nẹp giữ kính.
Có thể dễ dàng nhận thấy lỗi này khi thả tay để cửa tự đóng sau khi mở. Tốc độ đóng không đúng với cài đặt trước đó, thường là quá nhanh. Và lỗi này nằm ở bản lề thủy lực của cửa.
Lỗi này sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ là chính. Chúng ta sẽ dễ dàng thấy được khoảng hở giữa bên trên, bên dưới, 2 cạnh của cánh cửa không đều. Lỗi ở đây có thể do bản lề hoặc nép kính bị lỏng, không được chắc chắn như cũ. Hoặc cũng có thể do khung nhôm của cửa bị méo, lệch.
Nguyên nhân có thể do bản lề phát ra tiếng, cánh của bị lệch, xệ cọ vào gây tiếng kêu. Lỗi này tuy không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của cửa nhưng sẽ gây nhiều phiền toái. Và dựa vào tiếng kêu mà chúng ta có thể xác định vị trí bị lỗi, tình trạng hư hỏng.
STT | Loại dịch vụ & phụ kiện thay thế | Đơn vị | Đơn giá |
I | GIÁ SỬA CỬA KÍNH CƯỜNG LỰC HỆ THỦY LỰC | ||
1 | Sửa cửa kính bị xệ chạm nền | bộ cửa | 150.000 – 300.000 |
2 | Sửa cửa kính có khe hở giữa trên và dưới không đều | bộ cửa | 150.000 – 250.000 |
3 | Sửa cửa kính kẹt không đẩy mở được | bộ cửa | 200.000 – 300.000 |
4 | Sửa cửa kính cường lực đóng mở bị lệch tâm | bộ cửa | 150.000 – 250.000 |
5 | Sửa cửa kính đóng mở phát ra tiếng lớn | bộ cửa | 150.000 – 450.000 |
6 | Sửa tay nắm cửa kính bị lỏng, bị bung, hỏng | bộ cửa | 100.000 – 250.000 |
7 | Sửa khóa cửa kính, bị kẹt, không ăn khóa | bộ cửa | 100.000 – 250.000 |
8 | Sửa bản lề cửa thủy lực bị kêu to, đóng nhanh, lực hãm không đều | bộ cửa | 200.000 – 450.000 |
9 | Sửa kẹp cửa kính cường lực bị bung, bị lỏng, lệch | bộ cửa | 150.000 – 300.000 |
II | GIÁ THAY PHỤ KIỆN CỬA KÍNH CƯỜNG LỰC HỆ THỦY LỰC | ||
1 | Bản lề thủy lực VVP FC-34 thường | bộ | 1.150.000 |
2 | Bản lề thủy lực VVP FC-34 L1 | bộ | 1.500.000 |
3 | Bản lề thủy lực VVP FC-49 | bộ | 2.200.000 |
4 | Bản lề thủy lực Newstar 533 | bộ | 1.600.000 |
5 | Bản lề thủy lực Newstar 233 | bộ | 1.400.000 |
6 | Bản lề thủy lực Adler D1400 | bộ | 1.850.000 |
7 | Bản lề thủy lực Adler D1500 | bộ | 1.950.000 |
8 | Bản lề thủy lực Netdoor T1000 | bộ | 2.100.000 |
9 | Bản lề thủy lực Netdoor T1200 | bộ | 2.360.000 |
10 | Bản lề thủy lực Hafele chính hãng | bộ | 3.650.000 |
STT | Dịch vụ | Đơn vị | Giá thành |
I | SỬA CỬA KÍNH CƯỜNG LỰC MỞ LÙA | ||
1 | Sửa cửa kính cường lực vị xệ chạm nền | bộ cửa | 150.000 – 300.000 |
2 | Sửa cửa kính đóng không kín | bộ cửa | 150.000 – 250.000 |
3 | Sửa cửa kính cường lực mở lùa bị kẹt, kêu to khi đóng, mở | bộ cửa | 200.000 – 300.000 |
4 | Sửa cửa kính cường lực bị kẹt không mở được | bộ cửa | 150.000 – 250.000 |
II | CHI PHÍ THAY THẾ PHỤ KIỆN CỬA KÍNH CƯỜNG LỰC MỞ LÙA | ||
1 | Thanh lùa ray bằng nhôm | bộ | 850.000 |
2 | Thanh lùa ray bằng inox | bộ | 1.500.000 |
3 | Thay zoong cửa lùa | bộ | 1.000.000 |
STT | Dịch vụ sửa cửa nhôm kính tại nhà | Đơn vị | Đơn giá |
1 | Sửa cửa kính khung nhôm hỏng bản lề, bánh xe | bộ | 200.000 – 450.000 |
2 | Sửa cửa kính khung nhôm bị kẹt | bộ | 150.000 – 300.000 |
3 | Sửa cửa kính khung nhôm đóng mở không khít | bộ | 150.000 – 300.000 |
Lưu ý: Các báo giá trên chỉ mang tính chất tham khảo do giá phụ kiện có thể thay đổi sau mỗi lần nhập. Thêm vào đó, tùy vào lỗi, kích thước bộ cửa mà số lượng nhân công sử dụng sẽ khác nhau dẫn tới giá nhân công khác. Để biết giá sửa cửa kính cường lực cụ thể, quý khách hàng vui lòng gọi đến hotline của chúng tôi.
Người dùng có thể tự sửa cửa kính cường lực tại nhà. Tuy nhiên chỉ khi bạn có dụng cụ và những kiến thức cơ bản. Và cũng chỉ nên tự sửa chữa ở những bộ cửa kính nhỏ, cửa kính khung nhôm. Các lỗi nhẹ, mới hư hỏng thì người dùng có thể tự thực hiện tại nhà.
Còn với những bộ cửa kính cường lực lớn, có biểu hiện hư hỏng từ lâu thì nên liên hệ thợ chuyên nghiệp. Khi linh kiện, bộ phận nào của cửa bị hư hỏng thì không nên tự can thiệp mà hãy gọi thợ. Bởi vì, kỹ thuật viên chuyên nghiệp sẽ biết đúng phụ kiện chính hãng cần thay thế, tránh việc bạn mua phải hàng giả, kém chất lượng.
Ngoài ra, rủi ro hư hỏng toàn bộ cửa khi sửa chữa không đảm bảo kỹ thuật là rất cao. Bởi chỉ những va chạm nhỏ ở các góc là có thể làm vỡ hoàn toàn cả tấm kính. Với những bộ cửa kính thủy lực nặng đôi khi còn có thể gây nguy hiểm.
Nhiều người dùng thường có xu hướng không gọi thợ sửa cửa kính cường lực ngay mà chờ một thời gian sau khi lỗi nghiêm trọng hơn. Nhưng chúng tôi khuyên bạn nếu được thì hãy gọi thợ sớm nhất. Thời điểm gọi thợ thích hợp nhất là khi phát hiện của có biểu hiện bất thường mà không thể tự khắc phục được.
Bởi cửa kính cường lực là sản phẩm có giá thành cao, chỉ một bộ phụ kiện hay bản lề cũng có giá đến vài trăm, cả triệu. Sửa chữa ngay khi mới phát hiện ra lỗi sẽ hạn chế việc phải thay thế hơn và tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Kính Việt Nhật Hải Long chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật viên luôn túc trực, sẵn sàng hỗ trợ bạn bất kỳ lúc nào. Chỉ cần gọi đến hotline và để lại thông tin thì thợ của chúng tôi sẽ có mặt sớm nhất.
Cửa bị kẹt thường gặp ở dạng cửa kính khung nhôm và cửa lùa. Bản lề, ốc bắt bản lề hỏng, xuống cấp là nguyên nhân chính khiên cửa bị kẹt. Cửa lùa thì thường bị kẹt do hư hỏng bánh xe, ray.
Với bản lề, ốc vít thì ban có thể sử dụng tua vít để điều chỉnh hoặc quá nghiêm trọng thì thay mới. Ở cửa trượt thì bạn kiểm tra thanh ray, trục bánh xe. Thường là bánh sẽ lâu ngày sẽ bị gãy, lệch trục nên không thể di chuyển tốt dẫn tơi kẹt. Để thay thế bánh xe cửa trượt thì bạn mua đúng loại của hãng đó để đảm bảo đồng bộ cho hoạt động.
Thợ thi công lắp đặt không đúng chuẩn, không cân đối hoặc vặn ốc vít không chặt thì cửa rất nhanh sẽ bị kẹt. Chỉ sau vài buổi sử dụng là bạn đã có thể thấy được hiện tượng này. Do các linh kiện đều còn mới nên bạn chỉ cần dùng tua vít để vặn chặt lại là được.
Để tránh trường hợp này lại xảy ra thì sau khi thợ hoàn thiện bạn cần nghiệm thu công trình nhé.
Khóa cửa kính cường lực thường làm từ kim loại nên sau một thời gian thường bị oxy hóa dẫn tới kẹt chìa khóa hoặc lẫy khóa kẹt trong ổ. Khi đó, bạn có thể sử dụng bột than chì, dầu bôi trơn công nghiệp hoặc chai xịt rỉ sét.
Các sản phẩm này có tác dụng đánh bay mảng rỉ sét, bôi trơn cho khóa. Bạn cho nó trực tiếp vào ổ khóa, lẫy khóa rồi vặn chìa, đóng mở cửa nhiều lần. Làm đi làm lại đến khi khóa có thể dễ dàng ra vào ổ, lẫy khớp với ổ là được.
Lỗi thường gặp nhất ở bản lề thủy lực là bị chảy dầu. Nguyên nhân:
Dù là nguyên nhân nào thì trường hợp này vẫn cần kỹ thuật viên chuyên nghiệp để sửa chữa. Để càng lâu thì dầu chảy ra sẽ càng gây hư hại nhiều hơn.
Với cửa không sử dụng bản lề thủy lực thường là cửa kính khung nhôm dùng bản lề cánh. Loại bản lề này thì có thể dễ dàng mua và thay thế được. Tuy nhiên, khi thay thế cần bắt vít chuẩn vào các lỗi cũ để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Lỗi thường gặp nhất ở cửa kính hệ thủy lực chính là tốc độ đống cửa bị quá nhanh hoặc quá chậm. Để điều chỉnh được thì trước tiên bạn cần biết vị trí van điều chỉnh tốc độ của bản lề thủy lực.
Bước 1: Xác định vít điều chỉnh
Khi mở nắp hộp bên ngoài, bạn sẽ thấy được các vít điều chỉnh tốc độ đóng, một vít điều chỉnh tốc độ từ góc 90 độ về 20 độ, 1 vít điều chỉnh từ góc 20 độ về 0 độ.
Bước 2: Lưu thông dầu thủy lực
Trước khi điều chỉnh tốc độ cửa thì cần cho hệ thống dầu thủy lực được lưu thông. Bạn mở cửa ra đến góc 90 độ sau đó vặn lỏng 2 vít điều chỉnh tốc độ. Sau đó, bạn đóng cửa lại. Lúc này, hệ thống dầu thủy lực đã được thông, bạn đóng mở cửa vài lần để dầu lưu thông.
Bước 3: Điều chỉnh tốc độ đóng của cửa
Đầu tiên, bạn mở cửa đến góc 90 độ sau đó vặn chặt lại 2 vít điều chỉnh tốc độ. Tiếp đến bạn đóng cửa lại sẽ thấy cửa dừng ở góc 80 độ. Khi đó, bắt đầu nới lỏng vít số 21 khoảng 1 nửa vòng để điều chỉnh tốc độ đóng. Khi cửa đóng tới góc 20 độ sẽ dừng lại và bạn tiếp tục vặn vít số 2 khoảng 1 nửa vòng.
Để điều chỉnh tốc độ đóng cửa phù hợp thì vừa điều chỉnh bạn vừa phải đóng mở cửa. Cứ làm như vậy đến khi cửa đóng tốc độ hợp lý là được.
Có rất nhiều nguyên nhân như:
Cách xử lý:
Nếu do nẹp kính thì cần điều chỉnh lại hoặc thay nẹp kính đồng bộ với bản lề.
Nếu cửa kêu liên tục thì trước tiên bạn nên thử dùng dầu nhớt bôi trơn chuyên dụng để nhỏ vào. Nếu các linh kiện bị rỉ sét nhiều thì dùng nước tẩy RP7. Nếu cả 2 cách trên không hiệu quả thì hãy liên hệ kỹ thuật viên chuyên nghiệp nhé.
Cửa bị xệ 1 cánh thường do lỗi kỹ thuật viên lắp đặt không chắc chắn làm cửa bị xệ sau một thời gian sử dụng.
Nếu cửa bị xệ cả 2 cánh thì có thể do kẹp kính không được chắc chắn, đồng bộ. Kẹp bị lỗi có thể là kẹp trên hoặc kẹp dưới. Khi đó sẽ vặn lại các ốc vít để điều chỉnh kẹp về đúng vị trí.
Việc hư hỏng trong quá trình sử dụng cửa kính cường lực là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng, bảo quản đúng thì số lần, tình trạng bị hỏng sẽ giảm xuống rất nhiều.
Bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp, lắp đặt và sửa chữa cửa kính cường lực, cửa kính Hòa Phát tại Hà Nội thì hãy đến ngay với Kính Việt Nhật Hải Long.
Chúng tôi là một trong số những đơn vị hàng đầu cung cấp tất cả các sản phẩm, dịch vụ từ kính cường lực. Chúng tôi có:
Chính vì vậy, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để đặt lịch sửa chữa nhé.
Bài viết tham khảo:
Bảng giá 50+ Mẫu Cửa Kính Cường Lực Việt Nhật 10/2023