Mái kính sắt và mái kính inox nên chọn loại nào

Mái kính là một sản phẩm phổ biến và có thể dễ dàng bắt gặp ở xung quanh chúng ta. Có thể dễ dàng nhận thấy mái kính thường có một bộ khung tương đối lớn để chịu sức nặng của kính. Chất liệu để làm phần khung này đều là những loại thường được sử dụng trong xây dựng và phổ biến nhất là sắt, inox.

Hai loại khung được làm từ hai chất liệu khác nhau tạo nên hai mẫu mái vô cùng khác biệt. Mỗi kiến trúc khác nhau sẽ phù hợp với một loại mái khác nhau. Hãy cùng Kính Việt Nhật Hải Long tìm hiểu xem công trình của bạn hợp với loại mái nào qua bài viết dưới đây nhé.

Cấu tạo chung của mái kính

Mái kính được tạo nên từ hai phần chính đó là kính và khung. Không như các sản phẩm khác có nhiều phụ kiện đi kèm, phần khung được gắn với kính bởi keo chuyên dụng và với tường bằng các vít.

Phần kính

Kính để sử dụng làm mái là những loại kính có khả năng chịu lực, độ bền cao. Những loại kính hay được sử dụng là kính cường lực, kính an toàn, kính hộp hay kính tản nhiệt. Trong đó, kính cường lực và kính dán là hai loại được sử dụng phổ biến nhất. Độ phổ biến và giá thành phải chăng giúp hai kính này được sử dụng rộng rãi trong làm mái kính.

Phần khung

Khung để làm mái kính có nhiều chất liệu để bạn có thể lựa chọn như sắt, nhôm, inox hoặc dây treo. Mỗi loại khung lại mang những đặc điểm riêng cho mái. Sự khác biệt lớn nhất cũng chính là phần khung này.

Phụ kiện

Các phụ kiện sử dụng ở đây tương đối đơn giản như ốc vít, thanh đỡ trục, chân nhện, keo silicone. Các phụ kiện này đều là loại chuyên dụng để sử dụng cho ngoài trời. Ốc vít, chân nhện, thanh liên kết được làm từ các vật liệu chống rỉ. Keo silicone có khả năng chống oxy hóa và chống thấm nước.

Mái kính sắt và mái kính inox khác nhau như thế nào

Khác biệt kiểu dáng

Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa 2 loại mái kính này chính là về vẻ bề ngoài. Trong khi mái nhôm sẽ có kiểu đơn giản với những thanh đỡ ngang, trụ đứng trơn bóng thì mái kính sắt khung có nhiều hình dạng khác nhau. Mái inox thì vô cùng đơn giản, cả phần kính và khung đều không có tạo hình gì.

Mái kính sắt phần khung thường sẽ có những thanh sắt nhỏ được sử dụng để làm họa tiết. Nhìn qua sẽ thấy mái này tương đối cầu kỳ và công phu trong quá trình sản xuất. Phần kính còn được cắt, tạo kiểu cho phù hợp với khung sắt. Mái kính sắt sẽ đem đến một cảm giác sang trọng và đậm tính nghệ thuật.

Mái kính sắt với họa tiết ấn tượng

Mái kính sắt với họa tiết ấn tượng

Khác biệt màu sắc

Sắt là vật liệu dễ bị ăn mòn bởi sự oxy hóa của môi trường nên bên ngoài khung sẽ được phủ một lớp sơn tĩnh điện. Lớp sơn này sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ phần khung. Một số màu sơn thường được sử dụng là xanh, xanh đen và đen.

Còn với khung inox khó bị oxy hóa hơn cộng thêm bề mặt trơn nhẵn nên ít khi cần đến sơn bảo vệ. Các nhà sản xuất sẽ chú trọng và việc đánh bóng về mặt giúp các thanh có được vẻ ngoài sáng loáng. Nên đặc trưng của mái kính inox chính là màu trắng bạc sáng.

Mẫu mái kính cường lực khung inox 4

Mẫu mái kính cường lực khung inox

Mái kính sắt và mái kính inox loại nào bền hơn

Cả inox và sắt đều có độ bền cao. Độ cứng của hai chất liệu này đều vô cùng tốt. Hơn nữa, để tăng khả năng chịu lực người ta đã đưa vào sử dụng sắt và inox gia cường. Mặt khác, kính sử dụng cho hai loại này là hoàn toàn giống nhau. Do đó, độ bền của hai loại mái kính là không có nhiều sự khác biệt.

Chỉ có một điểm thường được chú ý là sắt dễ bị oxy hóa nên khi lớp sơn bảo vệ bên ngoài bị bong cần phải thay thế bằng lớp sơn mới. Mặt khác, inox là một chất liệu hiện đại, được tổng hợp nên đọ cứng, dẻo và bền đều cao hơn so với sắt thông thường.

Xem thêm:

Mái kính là gì? Độ dốc cần có là bao nhiêu?

Mái kính cường lực màu xanh Kính Việt Nhật Hải Long

Bảng giá mái kính sắt và mái kính inox

STTChủng loại sản phẩmĐVT Đơn giá
APHẦN KÍNH CƯỜNG LỰC
1Kính cường lực 4mmm2459,000
2Kính cường lực 5mmm2519,000
3Kính cường lực 6mmm2549,000
4Kính cường lực 8mmm2599,000
5Kính cường lực 10mmm2699,000
6Kính cường lực 12mmm2799,000
7Kính cường lực 15mmm21,159,000
8Kính cường lực 19mmm22,519,000
B     PHẦN KÍNH DÁN CƯỜNG LỰC
1Kính dán cường lực 11.52mmm21,020,000
2Kính dán cường lực 13.52mmm21,065,000
3Kính dán cường lực 17.52mmm21,125,000
4Kính dán cường lực 19.52mmm21,110,000
5Kính dán cường lực 21.52mmm21,149,000
CPHẦN KẾT CẤU KHUNG SẮT
1Kết cấu khung sắt hộp uốn cong, trang trí hoa văn theo yêu cầu..kg90,000
2Khung sắt gia cườngkg48,000
3Kết cấu khung sắt hộp, cột sắt, consol, bản mã, sơn mầu hoàn thiện..kg45,000
DPHẦN KẾT CẤU KHUNG INOX
1Khung Inox 304 gia cườngkg124,000
2Kết cấu khung thép ống tròn (uốn cong) D60, dày 1.5mmkg49,000
3Kết cấu thép tổ hợp I, T, C, cột, tăng đơ, bản mã, sơn màu hoàn thiệnkg40,000

Nên chọn mái kính sắt hay mái kính inox

Mái kính sắt hay mái kính inox đều có những điểm mạnh riêng của mình. So về giá cả thì hai loại này cũng không có nhiều sự chênh lệch đáng kể. Do vậy, việc chọn lựa ở đây sẽ phụ thuộc vào sở thích và mục đích sử dụng của khách hàng.

Nếu bạn ưa thích sự đơn giản, sang trọng có thể lựa chọn những mẫu mái kính inox. Hoặc chú trọng đến độ bền vượt trội hơn thì inox là lựa chọn thích hợp. Còn nếu bạn chú trọng đến thẩm mỹ, sự nổi bật thì mái kính sắt là lựa chọn hàng đầu.

Ngoài việc lựa chọn theo sở thích, mái kính cũng nên phù hợp với kiến trúc. Nếu phong cách xây dụng theo hướng cổ điển phương Tây thì mái kính sắt có nguồn gốc ở đó sẽ là mảnh ghép hoàn hảo. Còn nếu phong cách xây dựng hiện đại, theo hướng tối giản thì khung inox sẽ là lựa chọn đúng đắn hơn.

Liên hệ lắp đặt mái kính các loại uy tín, chất lượng

Kính Việt Nhật Hải Long chuyên sản xuất, lắp đặt các loại mái kính khác nhau. Chúng tôi luôn cam kết sẽ đem đến cho quý khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất với giá thành phải chăng.

Hiện tại, Hải Long chúng tôi đang có 3 cơ sở trên cả nước mời quý khách hàng ghé thăm.

  • Cơ sở 1: TT 18, KĐT Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội.
  • Cơ sở 2: Số 8A ngõ 15 ngách 2, Đại Khang, Hữu Hòa, Thanh Trì, Hà Nội.
  • Cơ sở 3: 548/75 Tân Kỳ – Tân Quý, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh.

Hoặc liên hệ đến hotline 0888999466 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)
  1. Cửa nhôm kính thường giá rẻ vẫn luôn có được một chỗ đứng giữa muôn vàn các loại cửa nhôm...
    28284
  2. Kính 2 lớp là loại kính có cấu tạo khác biệt so với những loại kính thông thường. Bởi cấu...
    25847
  3. Thế nào là tủ áo cánh kính? Tủ áo cánh kính là một trong số những lựa chọn lắp đặt tủ...
    20930
  4. Kính ốp bếp 3D còn được biết đến với tên gọi là kính ốp bếp hoa văn, tranh kính ốp...
    14094
  5. Vách ngăn văn phòng bằng nhựa là sản phẩm tiện lợi, được các công ty sử dụng rất nhiều. Vách...
    12863
  6. Kính màu ốp bếp đẹp đang là sự lựa chọn của nhiều gia đình hiện nay. Mẫu kính ốp bếp...
    12056
  7. Nếu bạn chưa hiểu rõ kính Việt Nhật là gì? Làm sao để phân biệt đâu là kính Việt Nhật...
    11398
  8. Kính phản quang là loại kính có tác dụng đặc biệt trong việc ngăn chặn các tác động từ ánh...
    11022
  9. Kính ốp bếp màu xanh ngày càng được ưa chuộng hiện nay. Việc lắp đặt kính ốp bếp màu xanh...
    9816
  10. Cửa nhôm hệ 700 được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn cho công trình của mình. Nó đáp ứng...
    9420