Kính chịu nhiệt một vật liệu nghe tên thì có vẻ lạ nhưng lại được sử dụng phổ biến xung quanh mà bạn không hề biết. Gần như vào bất kỳ một căn nhà hay một công trình kiến trúc nào bạn cũng có thể thấy kính chịu nhiệt.
Chúng khi được dùng làm ốp bếp khi lại trong nhà tắm rồi còn rất nhiều vị trí khác mà bạn không nghĩ có thể lắp đặt kính chịu nhiệt. Bạn luôn thắc mắc kính này là gì và nó có thể ứng dụng vào những đâu.
Vậy thì hôm nay Kính Việt Nhật Hải Long sẽ giải đáp thắc mắc của bạn. Bài viết này chúng tôi cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất để bạn có thể hiểu và lựa chọn kính này cho gia đình mình.
Nội dung bài viết
Kính chịu nhiệt là loại kính được sơn một lớp sơn chịu nhiệt trên bề mặt và được tôi luyện ở nhiệt độ 600 độ – 700 độ C.
Kính nung trong lò đủ thời gian được làm nguội đột ngột bằng hệ thống giàn gió tạo ứng suất trên bề mặt kính nên có độ chịu lực, chịu nhiệt lớn gấp 3-5 lần các loại kính thông thường.
Sau quá trình xử lý nhiệt, màu sơn trên kính sẽ có độ bóng, bền màu, không bị bong tróc và có khả năng chịu nhiệt vượt trội so với kính thông thường.
Ở phần khái niệm thì chúng ta chỉ mới hiểu được một bước trong cả quy trình sản xuất. Còn quy trình đầy đủ thế nào hãy cũng tìm hiểu 5 bước dưới đây.
1.Cắt kính
Tấm kính nguyên bản sẽ được đưa lên máy cắt để cắt theo kích thước theo đơn hàng của khách. Sau khi cắt, tấm kính có thể được khoan khoét theo nhu cầu sử dụng của đơn hàng.
2. Gia công trên tấm kính
Kính thông thường khá nguy hiểm đặc biệt là kính sau khi cắt có độ sắc cạnh cao, dễ gây sát thương cho người. Để hạn chế và loại bỏ điều này, ngay sau khi cắt tấm kính được xử lý bằng mài bề mặt rồi mới đem đi tôi luyện.
Sau đó, tùy vào yêu cầu của khách hàng mà tấm kính có thể được in logo trên bề mặt hoặc sơn màu sắc hoặc in họa tiết 3D.
3. Rửa, sấy khô và kiểm tra
Tấm kính sau khi gia công sẽ được rửa sạch và sấy khô để tránh những khiếm khuyết tật tại bề mặt kính sau khi tôi. Đây là bước kiểm tra xem bề mặt kính có đạt yêu cầu hay không.
Bước này là bước vô cùng quan trọng vì sau khi đưa vào gia nhiệt trở thành kính chịu nhiệt thì không thể gia công được nữa khi đó nếu có sai sót chỉ còn cạch đập bỏ và làm cái khác.
4. Gia nhiệt
Sau khi hoàn thành quá trình sấy khô và kiểm tra thì tấm kính được đưa đến hệ thống gia nhiệt bằng bàn con lăn. Tại đây, tấm kính sẽ được gia nhiệt đến khoảng 700 độ C đồng đều trên toàn bộ bề mặt và hóa mềm.
Sau khi gia nhiệt tấm kính được làm nguội bằng luồng khí lạnh một cách đồng đều và chính xác thông qua hệ thống quạt thổi công suất lớn.
5. Thành phẩm
Sau khi gia nhiệt thành công, kính thành phẩm được lấy ra khỏi dây chuyền và chuyển sang bộ phận kiểm tra xuất xưởng. Đây là giai đoạn cuối cùng để kính chịu nhiệt bước vào sử dụng.
Nhờ có quá trình sản xuất khác hẳn so với kính thường mà kính chịu nhiệt cũng có được những đặc điểm và khả năng riêng làm nó được ưa chuộng hơn.
Về độ dày
Thông thường kính có độ dày từ 6mm – 10mm. Độ dày kính tốt nhất nên là 8mm. Bởi vì:
Nếu chọn loại mỏng từ 5mm – 6mm kính dễ cong vênh, khả năng chịu nhiệt kém nên dễ nứt vỡ gây nguy hiểm cho người nấu.
Nếu chọn loại quá dày từ 10mm – 12mm sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ốp bếp sẽ không được tự nhiên, màu sắc không chân thật, giá thành cao gây lãng phí.
Về màu sắc
Nếu chỉ sơn bằng các loại sơn thông thường thì độ bền kém, dễ chầy xước, thời gian sử dụng được rất ngắn.
Kính được sơn bằng sơn chịu nhiệt tạo nên kính chịu nhiệt nhà bếp được sản xuất theo quy trình hiện đại, nung trong lò ở nhiệt độ cao từ 700 đến 800 độ C, sau đó được làm lạnh đột ngột. Chính vì vậy kính chịu nhiệt sẽ bền và chịu được nhiệt độ cao, ẩm thấp của nhà bếp.
Thông số kỹ thuật kính chịu nhiệt
Xem thêm:
[Bật mí] 8 Ưu Điểm vượt trội của Kính Chịu Nhiệt
TOP 10 màu kính chịu nhiệt HOT nhất 2021
Ứng dụng phổ biến nhất của kính chịu nhiệt chính là làm kính ốp bếp. Nhờ vào quá trình sản xuất đặc biệt hơn tạo ra khả năng chịu nhiệt vượt bậc lên đến 2000 độ mà nó được ứng dụng trong nhà bếp.
Ngoài ra, nhờ đặc điểm trơn nhẵn nên việc vệ sinh nó vô cùng dễ dàng nên phái nữ vô cùng ưa thích.
Làm bằng kính nên những vách ngăn này sẽ tránh được hiện tượng ẩm mốc, gỉ sét như khi sử dụng những vật liệu khác. Những kiểu thiết kế nhà tắm bằng kính này sẽ giúp tiết kiệm diện tích và làm nhà vệ sinh trở nên hiện đại, phong cách hơn.
Nếu không quen với kính trong suốt như vậy và muốn có độ riêng tư hơn bạn có thể đặt Hải Long làm những màu tối như đen, nâu.
Những kiểu lan can bằng sắt, innox lâu ngày sẽ rất mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi nhà có trẻ nhỏ. Vì thế, xu hướng thay đổi sang những kiểu lan can mới bằng kính chịu nhiệt là không gian như được mở rộng hơn cũng như an toàn hơn.
Nhà bạn ở trung cư, diện tích vốn dĩ hạn hẹp mà lan can lại làm những kiểu chuồng sắt thì thật bí bách. Khi chuyển sang sử dụng kính chịu nhiệt thế này bạn sẽ có nhiều diện tích và cách để trang trí hơn.
Kiểu thiết kế này hiện nay phổ biến đến mức mà các nhà đầu tư xây dựng ban công kính cho cả hầu hết những tòa chung cư của họ và rất được khách hàng thích thú.
Người ta hay nói chỉ nghệ sĩ mới tạo ra được nghệ thuật nhưng thực tế chứng tỏ mỗi người chúng ta đều là một nghệ sĩ. Một mái kính sáng mà không nắng, mát mà không mưa, chill cả ngày hay đêm đều không bị ảnh hưởng thì chẳng phải là nghệ thuật xây dựng hay sao.
Một chủ nhà nghĩ ra được mái thế này, trang trí cây cỏ hoa lá nữa thì ai cũng nghĩ người này rất có mắt thẩm mỹ. Chỉ cần một không gian như vậy là bạn có nơi thư giãn, xua tan mọi áp lực công việc rồi.
Hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline 0888999466 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Còn rất nhiều nơi có thể sử dụng kính chịu nhiệt và nó phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của bạn. Nên muốn lắp đặt ở đâu hay mẫu mã màu sắc thế nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.