Khối lượng riêng của Nhôm kg/m3 là bao nhiêu TCVN?

Nhôm là một vật liệu có mặt ở rất nhiều các sản phẩm mà chúng ta thường sử dụng. Trong đó phổ biến nhất là cửa nhôm, vách ngăn, vách dựng nhôm kính. Các sản phẩm này có phần khung được là từ các thanh nhôm định hình. Những thanh nhôm này được sản xuất từ các phôi với thành phần chính là nhôm. Việc xác định khối lượng riêng của nhôm cũng là một việc làm cần thiết để xác định chất lượng của phôi nhôm sử dụng. 

Khối lượng riêng của Nhôm kg/m3 là bao nhiêu TCVN

Khối lượng riêng của Nhôm kg/m3 là bao nhiêu TCVN

Khối lượng riêng (trọng lượng riêng) của nhôm là gì?

Khối lượng riêng hay còn được gọi mật độ khối lượng là một khái niệm dùng để gọi một đại lượng thể hiện tỷ số đặc tính về mật độ khối lượng trên 1 đơn vị thể tích của một chất. Khối lượng riêng của nhôm được tính bằng thương số giữa khối lượng và thể tích của nhôm ở dạng nguyên chất.

Đơn vị của khối lượng riêng là kilogam trên mét khối viết tắt là kg/m3 theo hệ đo lường chuẩn quốc tế.

Khối lượng riêng của một vật được tính toán nhằm xác định các chất cấu tạo nên nó dựa trên khối lượng riêng của các chất đã được tính toán trước đó.

Công thức tính khối lượng riêng quy ước: D = m/V

Trong đó:

D là khối lượng riêng (trọng lượng riêng) đơn vị kg/m3.

m là khối lượng của vật đó đơn vị kg, V là thể tích của vật đơn vị m3.

Công thức tính khối lượng riêng trung bình: ρ = m/V

Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu?

Khối lượng riêng của nhôm là từ 2601kg/m3 đến 2701kg/m3. Và khối lượng riêng của nhôm kg/m3 được lấy giá trị trung bình là 2700kg/m3.

Khối lượng riêng của nhôm 6061

Nhôm 6061 hay hợp kim nhôm 6061 là dạng hợp kim nhôm hóa bề với 0,8 đến 1,2% là Mg và 0,4 đến 0,8% là Si. Hợp kim này có nhiệt độ nóng chảy cao lên tới 580 độ C, dẫn nhiệt và dẫn điện kém. Nó được sử dụng vào làm nhôm cuộn, nhôm tấm, dạng phi với nhiều kích thước đa dạng.

Loại nhôm này được sử dụng rất nhiều để sản xuất các sản phẩm, phụ kiện khác nhau trong xây dựng, sản xuất máy móc, giao thông vận tải…

Khối lượng riêng của nhôm 6061 hay a6061 là 2,72 g/cm3.

Khối lượng riêng của nhôm 6063

Hợp kim nhôm 6063 có thành phần Al (99,8%), Si (0,2 – 0,6%), Magie (0,45 – 0,9%)…là loại nhôm được sử dụng rất phổ biến. Dòng nhôm này được sử dụng rất nhiều trong sản xuất bằng công nghệ đùn ép.

Khối lượng riêng của nhôm 6063 là khoảng gần 2,7g/cm3. Hợp kinh này có tính chất cơ lý tốt, độ cứng và bền cao, chịu được các va đập mạnh, chống ăn mòn cao. Hơn nữa nó còn có thể hàn và có tính gia công, định hình cao nên được sử dụng rất nhiều.

Nhôm 6063 T5, 6063 T6 đặc biệt được sử dụng nhiều để sản xuất các thanh nhôm để dùng làm cửa, vách ngăn. Nhưng mặc dù 6063 T6 có độ cơ học cao hơn T5 nhưng trong quá trình gia nhiệt, có sự thay đổi của nhiệt độ thì T6 đùn ra dễ bị biến dạng, cong vênh hơn T5. Do đó, nếu có nhu cầu về độ cứng, độ bền cao thì nên chọn T6 còn không sản xuất thường sẽ chọn loại T5.

Khối lượng riêng của nhôm 5052

Hợp kim nhôm 5052 là loại hợp kim biến dạng không hóa bền và thường được làm cứng bằng phương pháp làm nguội. Loại nhôm này có độ bền không quá cao nhưng lại vượt trội về khả năng chống ăn mòn. Hợp kim này cũng có độ dẻo cao, dễ hàn và gia công tốt. Nó còn được xem là nhôm anode vì chất lượng bề mặt sau khi anode hóa rất tốt.

Khối lượng riêng của nhôm 5052 là từ 2,74 đến 2,75b/cm3.

Hợp kim nhôm này có hàm lượng Magie lớn lên tới 2,5%. Nhôm 5052 có sự nhạy cảm với nhiệt độ cao, lý tưởng ở nhiệt độ thấp. Ở 200 đến 250 độ C hợp kim sẽ giảm độ cứng, chịu lực nhưng ở nhiệt độ âm thì ngược lại. Và nó có khả năng chống ăn mòn cao đặc biệt ở môi trường nước mặn.

Nhôm 5052 được sử dụng nhiều nhất ở dạng nhôm tấm, thích hợp gia công các sản phẩm trong đời sống như đồ gia dụng, dụng cụ ngành biển, dụng cụ thiết bị thực phẩm…

Khối lượng riêng của nhôm 7075

Nhôm 7075 là hợp kim nhôm biến dạng hóa mềm được xem là loại nhôm cứng nhất với độ chịu lực lên tới 76.000 psi. Loại nhôm này có thành phần Zn lớn lên tới 5,6% nên có nhiều tính chất khác biệt.

Khối lượng riêng của nhôm 7075 là 2,7 g/cm3.

Nhôm 7075 có khả năng gia công tốt, có thể anode và thể hiện được tính chất vượt trội ở nhiệt độ âm. Cùng với nhiều đặc tính khác như khả năng gia công tạo hình tốt mà nó được sử dụng trong công nghiệp sản xuất máy bay, tàu vũ trụ.

Công thức tính khối lượng của các dạng nhôm

Công thức tính khối lượng của các dạng nhôm

Công thức tính khối lượng của các dạng nhôm

Ngoài trọng lượng riêng thì khối lượng cũng là một thông số cần quan tâm. Khối lượng của nhôm là trọng lượng của nhôm ở 1 kích thước, dạng nhất định. Việc tính khối lượng nhôm sẽ giúp ích rất nhiều cho việc vận chuyển và lắp đặt các sản phẩm từ nhôm lớn. Khi biết được khối lượng chúng ta có thể tính toán được thành phẩm cuối cùng hay máy móc và công nhân cần sử dụng.

Nhôm thường có 2 dạng là nhôm tấm mỏng và nhôm đặc. Và có cách tính khối lượng cho từng loại khác nhau.

Với những loại nhôm này sẽ tính khối lượng theo công thức tính trung bình: ρ = m/V  đơn vị kg/m3.

Cách tính khối lượng của nhôm vuông, nẹp, la

Trọng lượng của nhôm nẹp = T *W*L*D/1000

Trong đó:

  • T: là độ dày nhôm
  • W: chiều rộng thanh nhôm
  • L: chiều dài
  • D: khối lượng riêng của nhôm
  • Trọng lượng đơn vị kg

Khối lượng của nhôm cuộn, tấm

Công thức tính khối lượng nhôm cuộn cũng giống như nhôm nẹp = T *W*L*D/1000

Trong đó:

  • T: là độ dày nhôm
  • W: chiều rộng thanh nhôm
  • L: chiều dài
  • D: khối lượng riêng của nhôm
  • Trọng lượng đơn vị kg

Cách tính trọng lượng của nhôm ống hình tròn

Công thức tính trọng lượng nhôm ống tròn = (DKN-T)*T*L*3,14*D/1000

Hoặc có thể tính bằng trọng lượng đường kính ngoài trừ trọng lượng đường kính trong.

Trong đó:

  • DKN: đường kính ngoài của ống nhôm
  • T: độ dày ống ôm
  • L chiều dài ống
  • 3,14 là số pi
  • D: khối lượng riêng của nhôm
  • Trọng lượng đơn vị kg

Cách sản xuất tạo ra các thanh nhôm định hình

Trong số các loại nhôm trên thì có nhôm 6061 và 6063 được sử dụng để là thanh nhôm định hình dùng cho cửa, vách nhôm. Và thanh nhôm định hình cũng là sản phẩm gần gũi, được chúng ta sử dụng nhiều nhất. Do đó, hãy cùng Hải Long tìm hiểu về cách từ những hợp kim nhôm mà tạo thành được thanh nhôm định hình thường dùng.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu thô

Nguyên liệu được nhập là phôi nhôm dạng thỏi thô cần đảm bảo đúng loại, chuẩn các điều kiện về độ sạch và các thông số kỹ thuật. Trước khi đưa vào sản xuất cần phải kiểm tra nguyên liệu thật kỹ.

Bước 2: Thiết kế bản vẽ thanh nhôm định hình

Thanh nhôm định hình của mỗi một thương hiệu sẽ có đặc điểm khác nhau. Hơn nữa, trong cùng 1 hãng lại có những hệ nhôm với cấu tạo khác biệt. Do đó, cần phải có bản thiết kế để đảm bảo độ chính xác, tránh nhầm lẫn giữa các loại và cũng để đối chiếu cho quá trình về sau.

Bước 3: Chuẩn bị khuôn đúc nhôm

Khuôn đúc sẽ phải dựa trên bản vẽ. Khuôn đúc cần chính xác, đảm bảo quá trình mọi chi tiết của thanh nhôm tạo ra phải chính xác. Ngoài ra, khuôn cần có khả năng chịu nhiệt tốt và dễ dàng lấy nhôm thanh ra.

Bước 4: Đúc thanh nhôm

Quá trình đúc để tạo thanh nhôm định hình

Quá trình đúc để tạo thanh nhôm định hình

Phôi nhôm đạt chuẩn được đưa vào máy cắt nóng ở 430 đến 450 độ C để cắt ra các đoạn có chiều dài nhất định cho từng mục đích sản xuất. Sau đó, thùng đựng và khuôn đều được gia nhiệt đến 450 độ.

Khi nhiệt độ đạt mức yêu cầu thì phôi nhôm sẽ được đẩy vào trong khuôn. Khi đó, chày ép có nhiệt độ 580 độ C sẽ tạo một lực ép lớn để cho ra một thanh nhôm theo khuôn đã thiết kế.

Thanh nhôm khi đi ra sẽ được làm mát trên giàn băng tải sau đó qua hệ thống kéo căng và hệ thống cắt để cắt độ dài mong muốn.

Bước 5: Xử lý độ cứng 

Các thanh nhôm khi vừa đi ra sẽ rất mềm nên sẽ được đưa vào lò khoảng 4h ở 180 đến 220 độ C để tăng độ cứng. Tùy theo yêu cầu của sản phẩm mà sẽ căn chỉnh để nhôm có độ cứng phù hợp. Sản phẩm tạo ra thường có độ cứng từ 10 đến 15HW.

Bước 6: Kiểm tra đầu ra

Trước khi được xử lý bề mặt thì những thanh nhôm cần phải được kiểm tra chất lượng bao gồm: kiểm tra bề mặt, kiếm tra biến dạng với bản vẽ tỷ lệ 1:1, kiểm tra tỷ lệ đơn trọng với thiết kế, kiểm tra độ phẳng, kiểm tra độ cứng. Chỉ khi tất cả đạt yêu cầu thì thanh nhôm mới được chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 7: Xử lý bề mặt

Để tăng độ bền và bảo vệ bề mặt thanh nhôm sẽ được xử lý bề mặt anode, sơn tĩnh điện hoặc sơn vân gỗ. Các thanh nhôm định hình mà chúng ta thường sử dụng hiện nay đều được sơn tĩnh điện để bảo vệ sau đó được sơn màu. Màu phủ lên thanh nhôm phải đảm bảo nhẵn mịn, không bọt khí, không bong tróc.

Bước 7: Kiểm tra thành phẩm

Để được coi là thành phẩm đạt chất lượng thì các yếu tố màu sắc, độ bền, kích thước, chủng loại đều phải đạt. Các sản phẩm bị loại bỏ thường có màu không đạt, không cân đối hay có vết…Sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển sang kho để chuẩn bị phân phối.

Ứng dụng của nhôm định hình

Trong lĩnh vực xây dựng: Nhôm định hình được sử dụng cực kỳ nhiều trong xây dựng bởi vì ưu điểm lớn về cả thẩm mỹ và kỹ thuật. Các thanh nhôm định hình được sử dụng vào làm khung cửa, mặt dựng, vách ngăn…cho các công trình từ nhà dân đến công cộng. Việc nhôm định hình được sản xuất bằng phương pháp hiện đại cho ra các thanh có độ chính xác, ăn khớp cao giúp nó được cả đội ngũ chuyên môn và người dùng ưa thích làm cửa, vách ngăn.

Trong lĩnh vực công nghiệp: Nhôm định hình cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ khí, được ứng dụng vào các bộ phận như tản nhiệt, ăng tải, khung máy, băng truyền…Các rãnh, khớp trên nhôm giúp nó dễ dàng lắp đặt, tháo lắp khi làm khung máy CNC.

Trong đời sống: Thanh nhôm định hình được dùng nhiều để làm khung cho các biển quảng cáo, khung pin năng lượng, khung tủ bát…

Bài viết trên Kính Việt Nhật Hải Long đã cung cấp đến cho bạn khối lượng riêng của nhôm cũng như một số thông tin về nhôm định hình. Hải Long chúng tôi là một đơn vị đi đầu trong sản xuất và cung cấp các sản phẩm từ nhôm kính như vách ngăn, cửa nhôm…Với những khách hàng quan tâm đến những sản phẩm được làm từ nhôm định hình thì những thông tin trên chắc chắn là chưa đủ. Bạn có thể tham khảo những thông tin cụ thể hơn qua các bài viết dưới đây.

Bài viết tham khảo: 

30 Mẫu cửa Nhôm Kính Phòng Ngủ giá rẻ 3/2023

Báo Giá Nhôm Kính Việt Pháp Chính Hãng 3/2023

5/5 - (1 bình chọn)
  1. Cửa nhôm kính thường giá rẻ vẫn luôn có được một chỗ đứng giữa muôn vàn các loại cửa nhôm...
    42720
  2. Kính 2 lớp là loại kính có cấu tạo khác biệt so với những loại kính thông thường. Bởi cấu...
    34842
  3. Thế nào là tủ áo cánh kính? Tủ áo cánh kính là một trong số những lựa chọn lắp đặt tủ...
    24299
  4. Vách ngăn văn phòng bằng nhựa là sản phẩm tiện lợi, được các công ty sử dụng rất nhiều. Vách...
    20623
  5. Cửa nhôm hệ 700 được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn cho công trình của mình. Nó đáp ứng...
    16830
  6. Kính ốp bếp 3D còn được biết đến với tên gọi là kính ốp bếp hoa văn, tranh kính ốp...
    16334
  7. Kính phản quang là loại kính có tác dụng đặc biệt trong việc ngăn chặn các tác động từ ánh...
    15827
  8. Nuôi cá cảnh là một thú vui được rất nhiều các gia đình hiện nay ưa chuộng. Việc nuôi cá...
    14625
  9. Nếu bạn chưa hiểu rõ kính Việt Nhật là gì? Làm sao để phân biệt đâu là kính Việt Nhật...
    14277
  10. Kính màu ốp bếp đẹp đang là sự lựa chọn của nhiều gia đình hiện nay. Mẫu kính ốp bếp...
    13794
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469
0888999469