Vách kính văn phòng lựa chọn hàng đầu của các chủ tòa nhà, công ty khi muốn phân chia khu vực làm việc. Từ thiết kế cho đến công năng vách kính sinh ra là để lắp đặt cho các văn phòng. Nó vô cùng hòa nhập với không khí hiện đại, chuyên nghiệp của các công ty.
Vậy chi phí lắp đặt, thi công vách kính văn phòng có cao không? Là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu điều đó qua bài viết dưới đây của Kính Việt Nhật Hải Long nhé.
Nội dung bài viết
Vách kính văn phòng hay vách ngăn kính văn phòng, vách ngăn văn phòng kính là một dạng tường ngăn bằng kính có tác dụng chia các sản tòa nhà lớn thành các phòng với diện tích khác nhau. Vách kính này có thể dễ dàng bắt gặp ở các công ty, văn phòng vì nó hợp với không khí làm việc cũng như rất dễ lắp đặt và sử dụng.
Vách kính là lựa chọn mà nhiều công ty cũng như các chủ tòa nhà sử dụng khi muốn tạo nhiều khu vực làm việc khác nhau, tăng diện tích sử dụng lên tối đa. Nó xuất hiện và thay thế cho toàn bộ các loại vách ngăn khác bởi sự hiện đại và ưu thế của mình.
Cấu trúc đơn giản có thể thấy rõ ngay lập tức từ những vách kính. Nó có cấu trúc đơn giản, dễ lắp đặt và không ảnh hưởng đến kiến trúc độc đáo. Vì lý do này, nó được sử dụng ở nhiều nơi cho các tòa nhà tiền chế.
Vách ngăn nhôm kính là hình ảnh thu nhỏ của phong cách hiện đại. Từ thiết kế đến cấu trúc, nó là một thiết kế đơn giản và vượt thời gian với tính thẩm mỹ cao.
Nếu chỉ nhìn từ xa thì nhiều người chúng ta sẽ nhầm tưởng vách kính chỉ có kính không. Nhưng nếu chỉ có kính thì vách không thể chắc chắn và đứng vững được. Nó sẽ phải cần có những phụ kiện đi kèm khác.
Khung: đây là phần ở giữa các tấm kính có tác dụng làm cầu nối cũng như giữ cố định các tấm kính. Khung này thường làm từ nhôm hoặc có thể là inox, gỗ, sắt…Bên trong khung sẽ có các nẹp, sập giúp giữa kính được chặt với khung
Các u làm bằng nhôm, inox dài có dạng chữ u và được gắn hoặc được chôn trong tường, sàn. Nó sẽ là điểm cố định để giữ kính. Các cạnh trên, dưới của kính sẽ được đặt vào trong các u này và cố định ở đó.
Có 2 loại kính thường được dùng để làm vách kính văn phòng là kính cường lực và kính an toàn.
Kính cường lực chịu lực gấp 4-5 lần kính thường. Để tạo ra các khả năng trên, người ta nung phôi kính thường lên 700 độ C rồi làm nguội nhanh. Quá trình này làm tăng sức căng bề mặt của kính và cải thiện khả năng chịu tải của nó.
Độ dày của kính cường lực thường dùng là từ 8mm đến 15mm tùy theo yêu cầu, vị trí lắp đặt. Ngoài kính trắng trong thì kính cường lực còn có những loại phun cát mờ hay có hoa văn họa tiết.
Kính an toàn hai lớp được tạo ra bằng cách dán hai lớp kính lại với nhau bằng màng PVB. Ngoài ra, lớp phim này còn có tác dụng cố định các mảnh kính khi kính bị vỡ nên có độ an toàn cao. Lớp film này còn tạo màu sắc, cho phép tạo ra những vách kính nhiều màu. Độ dày kính dán thường được dùng làm vách từ 8,38mm đến 13,38mm.
Vách kính văn phòng có rất nhiều cách để phân loại. Mỗi tiêu trí này sẽ là một cách để khách hàng có thể lựa chọn được mẫu vách kính mong muốn.
Vách kính văn phòng thẳng
Đây là kiểu dáng thông dụng và thường gặp nhất tại các công ty. Vách này là những tấm kính lớn, thẳng được ghép lại với nhau thành các phòng riêng. Kiểu dáng này phù hợp với các văn phòng có cấu trúc liền mạch giúp tiết kiệm không gian và chi phí.
Vách kính văn phòng uốn
Được cấu tạo từ những tấm kính cường lực uốn cong, có thiết kế mềm mại và đầy tính nghệ thuật. Loại này phù hợp với những góc hẹp và khuất cần quay đầu. Hay như vách kính đứng độc lập trong phòng hội nghị, phòng họp rất phù hợp để tạo nét thẩm mỹ độc đáo, mới lạ. Nếu loại vách thẳng có thể dùng ở mọi vị trí văn phòng thì vách kính uốn cong chỉ nên sử dụng ở 1 vài nơi để làm điểm nhấn.
Vì giá thành, thi công lắp đặt của kính uốn cong đều cao, khó hơn. Không những thế khi tháo dỡ cũng gặp nhiều khó khăn.
Vách kính văn phòng trong suốt
Đây là loại kính được sử dụng phổ biến nhất để làm vách kính văn phòng. Hệ thống vách kính văn phòng trong suốt mang đến không gian thoáng đãng cho tầm nhìn rộng hơn và quan sát bên trong dễ dàng hơn, phù hợp với môi trường chuyên nghiệp của các công ty.
Kính trong suốt cũng cho phép quan sát được các hoạt động bên trong nên ngăn được các việc không đáng có khi làm việc.
Vách kính văn phòng kính mờ
Kính mờ được dùng ở đây là kính cường lực phun cát. Trong quá trình sản xuất kính cường lực các công nhân sẽ phủ một lớp cát lên bề mặt để làm mờ mà không ảnh hưởng gì đến chất lượng của kính. Với kính mờ như vậy sẽ tạo được không gia riêng tư và có thể dễ dàng tập trung làm việc hơn.
Vách kính văn phòng kính hoa văn
Đây là dòng kính có các hoa văn, họa tiết được tạo trực tiếp trên bề mặt kính bằng cách các công nghệ hiện đại nhất. Những hoa văn giúp kính trở nên ấn tượng hơn, giúp không gian văn phòng thêm mới lạ, bớt khô khan, căng thẳng.
Những họa tiết này có thể có màu hoặc không có màu tùy theo cách sản xuất. Nên có thể dễ dàng phù hợp với các kiểu văn phòng khác nhau.
Vách kính văn phòng kính màu
Kính màu cũng là một cách vừa có thể tạo sự riêng tư vừa mang đến làn gió mới cho không khí văn phòng. Có rất nhiều màu sắc có thể chọn lựa như đen, xanh, nâu,…Màu sắc lựa chọn có thể theo phông nền, biểu tượng của công ty để tạo sự thống nhất. Những màu càng tối thì khả năng cản tầm nhìn càng tốt, độ riêng tư sẽ càng cao.
Vách kính văn phòng dán decal
Những tấm decal này được làm từ nilon, có độ bám dính tương đối tốt và nhiều màu sắc, hình ảnh. Có thể dùng nó khi mà có những khu vực cần độ riêng tư hay chắn nắng nhưng lại lắp đặt kính trong suốt.
Ưu điểm của loại này là có thể thay thế theo sở thích nhưng sẽ khá mất công và tốn phí khi dán. Mẫu decal thường được chọn cho văn phòng là decal dán mờ, decal họa tiết mờ, decal họa tiết đơn giản.
Vách kính văn phòng cố định
Đây là phần vách được gắn cố định, không thể di chuyển và được dùng để ngăn chia thành các phòng riêng biệt. Nó giống là một bức tường kính thay thế cho các tường gạch, thạch cao truyền thống.
Đây cũng là kiểu vách ngăn mà nhiều người sẽ nghĩ đến đầu tiên. Loại vách ngăn này sẽ chỉ được lắp đặt ở tối đa 3 mặt của một phòng và mặt còn lại sẽ là vách ngăn có kết hợp cửa.
Vách kính văn phòng có kết hợp cửa
Có thể hiểu đơn giản loại vách ngăn này có gắn thêm cửa để người dùng có thể dễ dàng di chuyển ra vào. Loại cửa thường được tích hợp với vách ngăn kính là cửa mở quay, cửa mở trượt 1 cánh, 2 cánh.
Cửa mở quay 1 cánh được sử dụng phổ biến nhất để lắp đặt cũng vách kính. Cửa 1 cánh vừa đủ diện tích để đi lại mà không làm vướng víu đến không gian chung.
Cửa mở trượt sẽ thích hợp với những văn phòng có diện tích nhỏ hẹp. Cửa có thể là cửa kính cường lực hoặc cửa kính khung nhôm mở trượt sang bên cạnh vô cùng tiện lợi.
Vách kính văn phòng có khung
Loại vách này thì xung quanh kính sẽ có các khung bằng nhôm, inox, hoặc sắt để bảo vệ cũng như giữ kính đứng vững, cố định. Khung này sẽ ở giữa các tấm kính và giữa kính với tường, sàn có tác dụng như trung gian gắn kết. Loại khung được sử dụng nhiều nhất là khung nhôm vì nó có độ bền cao, dễ thi công và giá thành phải chăng. Đây cũng là mẫu vách kính chúng ta thường gặp tại rất nhiều các công ty.
Vách kính văn phòng không khung
Đây là loại vách kính có hệ thống u nhôm tại phần tiếp xúc giữa kính và nền để nâng đỡ kính và giúp kính bám chặt vào nền, đảm bảo tuổi thọ sử dụng lâu hơn. Phần u này được làm bằng inox siêu bền, chống han gỉ, oxi hóa và chịu được điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.
Để có định được kính thì phần u inox này sẽ thường được chôn âm sàn rồi đặt kính vào giữa khe nhôm. Nó sẽ như một rãnh dọc theo kính để đảm bảo kính được cố định.
Vách kính văn phòng cao cấp
Là loại vách kính sử dụng kính và các vật liệu cao cấp. Chúng ta thường bắt gặp nhất là vách kính cường lực sử dụng u inox âm sàn, hay dùng các loại khung nhôm cao cấp nhập khẩu. Loại vách kính này có tính thẩm mỹ, chất lượng và độ bền cao nên đi cùng là giá thành cũng sẽ cao hơn.
Vách kính văn phòng giá rẻ
Thông thường kính sử dụng làm vách kính văn phòng đều là kính cường lực. Nhưng một số văn phòng lựa chọn các loại kính cường lực mỏng, đi cùng với đó là nhôm hộp giá rẻ. Với mẫu vách kính này thì giá thành rẻ hơn rất nhiều nhưng tính thẩm mỹ và độ bền kém hơn rất nhiều. Kiểu vách ngăn phòng này chỉ dùng với mục đích tạm thời hay ở các nhà xưởng.
STT | CHI TIẾT SẢN PHẨM | ĐVT | ĐƠN GIÁ |
A | KÍNH CƯỜNG LỰC | ||
1 | Kính cường lực 4mm | m2 | 450,000 |
2 | Kính cường lực 5mm | m2 | 499,000 |
3 | Kính cường lực 6mm | m2 | 549,000 |
4 | Kính cường lực 8mm | m2 | 599,000 |
5 | Kính cường lực 10mm | m2 | 649,000 |
6 | Kính cường lực 12mm < 2428 x 3658mm | m2 | 749,000 |
7 | 2428 x 3658mm< Kính cường lực 12mm < 2700 x 4876mm | m2 | 949,000 |
8 | 2700 x 4876mm< Kính cường lực 12mm < 3000×6000 | m2 | 1,149,000 |
9 | Kính cường lực 12mm xanh lá thái | m2 | 989,000 |
10 | Kính cường lực 15mm < 2438x3648mm | m2 | 1,249,000 |
11 | 2438 x 3648mm < kính cường lực 15mm < 3300 x 6500mm | m2 | 1,899,000 |
12 | 3300 x 6500mm < kính cường lực 15mm < 3300 x 8000mm | m2 | 2,499,000 |
13 | Kính cường lực 19mm | m2 | 2,649,000 |
14 | Kính cường lực sơn màu thường | m2 | 449,000 |
15 | Kính cường lực sơn màu kinh sa | m2 | 549,000 |
16 | Kính cường lực sơn nhiệt | m2 | 679,000 |
B | KÍNH DÁN AN TOÀN | ||
1 | Kính dán an toàn 2 lớp 6.38mm | m2 | 499,000 |
2 | Kính dán an toàn 2 lớp 8.38mm | m2 | 599,000 |
3 | Kính dán an toàn 2 lớp 10.38mm | m2 | 699,000 |
4 | Kính dán an toàn 2 lớp 12.38mm | m2 | 799,000 |
C | VẬT TƯ PHỤ KHÁC | ||
1 | Nẹp sập kính (đế sập nhôm 38) | md | 42,000 |
2 | U inox trắng bóng 201 (15x15x15) | md | 85,000 |
3 | U inox trắng bóng 304 (15x15x15) | md | 165,000 |
4 | Khung bao nhôm Việt Pháp 4400 | md | 219,000 |
5 | Khung bao nhôm Xingfa hệ 55 | md | 280,000 |
6 | Khung nhôm hệ 700 (25×76) | md | 99,000 |
7 | Khung nhôm hệ 1000 (50×100) | md | 175,000 |
8 | Khung nhôm sắt hộp 30×60 | md | 115,000 |
9 | Khung nhôm sắt hộp 40×80 | md | 145,000 |
10 | Khung sắt hộp 50×100 | md | 195,000 |
11 | Khung Inox hộp 30×60 | md | 245,000 |
12 | Khung Inox hộp 40×80 | md | 335,000 |
13 | Khung Inox hộp 50×100 | md | 435,000 |
Lưu ý:
Giá thi công vách kính văn phòng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chi phí này sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
Chúng ta sẽ có cách tính giá vách kính văn phòng:
Chi phí = Đơn giá kính x diện tích + đơn giá phụ kiện x mét dài + chi phí vận chuyển (nếu có) + chi phí lắp đặt + chi phí nhân công (nếu có).
Cách âm và cách nhiệt tốt
Kính cường lực và kính dán an toàn đều được sử dụng rất phổ biến trong xây dựng. Độ truyền âm và truyền nhiệt của 2 loại kính này vô cùng kém. Hơn nữa, khi lắp đặt với sự hỗ trợ của khung và các phụ kiện mà vách ngăn kính rất kín. Một phòng được tạo nên từ các vách ngăn sẽ cho hiệu quả cách âm, cách nhiệt vô cùng tốt.
Độ bền tốt, tuổi thọ sử dụng dài
Kính và các phụ kiện đều rất bền và không bị oxi hóa. Kính cường lực và kính an toàn đều có thể chịu được những va đập, tác động lớn. Nên bình thường sẽ không có ảnh hưởng gì có thể làm hỏng chúng.
Hơn nữa, vách kính thường phải chịu ít tác động hơn cửa rất nhiều nên tuổi thọ của nó càng cao. Với việc sử dụng và bảo quản đúng cách, bộ vách kính của bạn sẽ sử dụng được được rất lâu.
Đa dạng kiểu dáng, mẫu mã
Vách ngăn kính có nhiều mẫu mã đa dạng. Khung có nhiều màu sắc đa dạng như trắng sữa, xanh đen, nâu đen, xám, vân gỗ. Mỗi màu sắc mang đến vẻ đẹp riêng cho không gian. Cũng như phần khung, ngoài kính trắng, còn có các mẫu làm bằng kính sa tanh, phun cát, hoa văn khác lạ.
Sự kết hợp này cho phép người tiêu dùng có nhiều lựa chọn về kiểu dáng phù hợp với sở thích và vị trí. Vách ngăn đen, trắng, xám trắng hoặc kính mờ sang trọng, trang nhã rất thích hợp cho các công ty, văn phòng.
Tạo không gian thoáng đãng
Hệ thống vách ngăn giúp không gian văn phòng của bạn rộng rãi hơn và tiết kiệm được nhiều diện tích so với những bức tường gạch truyền thống. Đối với những văn phòng nhỏ và chật chội thì sử dụng vách kính cường lực là giải pháp tốt nhất.
Sự trong, sáng của kính giúp văn phòng được thoáng đãng hơn. Tạo sự liên kết liền mạch trong một thể thống nhất.
Tiết kiệm chi phí
Vách ngăn kính bền hơn, ít hư hỏng hơn so với các loại nhựa, gỗ nên tiết kiệm được nhiều chi phí sửa chữa, bảo dưỡng. Ngoài ra, độ kín khí và cách nhiệt tuyệt vời có thể làm giảm đáng kể điện năng làm mát.
Với những vách kính, bạn có thể thêm rèm cửa để kiểm soát lượng ánh sáng vào phòng. Và có thể sử dụng ánh sáng mặt trời thay cùng với các bóng đèn. Điều đó sẽ giảm đáng kể chi phí chiếu sáng.
Việc lắp đặt vách ngăn tương đối nhanh chóng và dễ dàng do trọng lượng nhẹ và cấu tạo đơn giản. Nên chi phí nhân công và lắp đặt thấp hơn nhiều so với các loại cửa khác.
Dễ dàng để vệ sinh
Vách kính có bề mặt nhẵn bóng, dễ lau chùi, ít bám bẩn. Chỉ cần dùng khăn ẩm và nước lau kính là bạn sẽ lại có được một vách ngăn kính như ban đầu.
Cấu tạo đơn giản, lắp đặt dễ dàng
Cấu tạo phổ biến cho vách kính văn phòng là có khung đỡ và kính. Chúng có thể được lắp ghép theo nhiều cách khác nhau tùy theo yêu cầu nhưng đều có một điểm chung là tính đơn giản nên dễ dàng lắp ghép, các chi tiết được chế tạo với độ chính xác gần như tuyệt đối nên việc lắp đặt diễn ra rất nhanh chóng.
Làm giảm tản nhiệt, lưu thông không khí
Nếu sử dụng vách ngăn kính quá dày đặc, kín mà không có hệ thống thông gió tốt sẽ cản trở tản nhiệt và lưu thông không khí trong phòng. Trong một văn phòng có sự chia tách vách kính quá nhiều chúng ta sẽ dễ cảm thấy ngột ngạt, bí bách. Nếu số lượng người lớn, không khí bị ứ trệ sẽ làm hệ thống điều hòa không khí có thể tiêu thụ thêm năng lượng.
Ô nhiễm ánh sáng
Thông qua sự phản chiếu của vách kính có thể làm tăng cường độ ánh sánh. Điều này ảnh hưởng tình trạng ô nhiễm ánh sáng trong văn phòng. Ánh sáng từ đèn điện và mặt trời có thể làm các nhân viện khó chịu, chói mắt hoặc tạo cảm giác nóng bức hơn.
Thiếu sự riêng tư
Vách kính trong suốt văn phòng tạo không gian mở nhưng lại làm mất sự riêng tư. Kính trắng trong cho phép nhìn thấy toàn bộ hành động của người bên trong. Nên nó không riêng tư và có thể làm ảnh hưởng đến sự tập trung của nhân viên.
Chúng ta đều có thể thấy vách kính văn phòng có những ưu và nhược điểm của mình. Những nhược điểm trên của vách kính khiếm một số người lo lắng khi lắp đặt nó cho văn phòng của mình. Nhưng quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm vì những vấn đề này có thể dễ dàng khắc phục.
Hiện nay, vách kính đã được sử dụng rất phổ biến ở các văn phòng, công ty. Nên nếu bạn có công ty mới hay muốn thay đổi vật liệu làm vách thì nên chọn vách kính.
Vách kính sẽ tạo một không gian chuyên nghiệp, hiện đại thông thoáng, yên tĩnh để các nhân viện có thể làm việc tốt. Nó cũng giúp giảm bớt các chi phí điện năng hay phí xây dựng mà bạn phải bỏ ra. Công ty sẽ được chia tách thành những phòng ban riêng biệt, tăng tối đa diện tích sử dụng mà không tạo cảm giác nặng nề như các vách bằng gạch, thạch cao.
Nếu bạn băn khoăn về những được điểm của vách kính khi lắp đặt cho văn phòng thì có thể lựa chọn sang mẫu vách kính mờ hoặc có màu sắc. Nó sẽ giảm đi cường độ ánh sáng chiếu qua cũng như tạo các không gian riêng tư hơn.
Sau khi có số liệu đo đạc thực tế, nhân viên sẽ tiến hành thiết kế, lên bản vẽ chi tiết trước khi tiến hành thi công.
Cần có bản vẽ để đảm bảo quá trình sản xuất vách ngăn diễn ra suôn sẻ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, cân đối về mặt thẩm mỹ. Các bản vẽ thể hiện rõ ràng các kiểu dáng, kích thước và vật liệu được sử dụng.
Trước khi bắt đầu sản xuất, chúng tôi cần kiểm tra kho nguyên vật liệu như nhôm kính, phụ kiện. Đảm bảo đủ, đúng chủng loại, không hư hỏng, trầy xước. Nếu thiếu phải nhập lại để đảm bảo tiến độ công việc.
Ngay cả những máy móc, thiết bị đã qua sử dụng cũng nên được kiểm tra một lần để nếu có hỏng hóc thì có thể sửa chữa càng sớm càng tốt. Khi đã có đủ nguyên vật liệu, chúng tôi bắt đầu lên kế hoạch cho từng công đoạn sản xuất. Điều này đảm bảo sản xuất và giao hàng đúng hạn mà không có bước nào bị bỏ sót hoặc nhầm lẫn.
Trước khi đưa vào tôi làm kính cường lực, các tấm kính thường sẽ được cắt, khoan, mài cạnh theo các kích thước, thông số tính toán trên bản thiết kế.
Các kích thước khi cắt phải đảm bảo chính xác nhất vì chỉ cần sai lệch nhỏ cũng sẽ gây khó khăn cho việc lắp đặt, thậm trí phải bỏ hoặc cắt lại cả tấm kính. Sau đó kính mới được đem tôi thành các tấm kính cường lực với các kích thước khác nhau.
Tùy theo loại vách kính mà các bước này có hoặc không. Với vách kính không có khung thì sẽ không có bước này. Còn với loại vách kính sử dụng khung thì quá trình cắt này cũng vô cùng quan trọng.
Căn cứ vào nội dung bản vẽ, người thợ quyết định cắt loại khung nào nhôm, inox hay sắt và cắt như thế nào. Quá trình cắt bắt đầu với đoạn dài rồi đến đoạn ngắn để hạn chế vật liệu thừa. Quá trình cắt phải chính xác và nên được kiểm tra lại sau khi quá trình hoàn tất.
Chỉ có điều góc cắt và độ dài không đúng nên khung mất cân đối, không vững chắc, khó ăn khớp với các bộ phận khác. Ép góc cho những điểm giao ở góc một cách nhanh chóng và chính xác. Sau khi khoan và đột lỗ thanh nhôm được cung cấp để lắp ráp.
Với vách kính có khung thì kính cường lực sẽ được lắp vào khung để vận chuyển dễ dàng và an toàn hơn. Trình tự gắn kính vào khung là gioăng, cắt nẹp kính, lắp kính và đóng nẹp kính.
Quy trình lắp gioăng bao gồm gioăng với kính, với khung khung và gioăng. Khi cắt nẹp kính phải cắt theo kích thước thực tế, góc cắt phải chuẩn theo số liệu tính toán. Khi lắp kính và đóng thanh nẹp, hãy cẩn thận để đảm bảo rằng các góc của nẹp vừa khít và không chồng lên nhau.
Trước khi bọc màng nilon bảo vệ, kính và khung phải được kiểm tra lại đảm bảo không có lỗi nào. Vệ sinh, loại bỏ bụi bẩn rồi bọc màng nilon để cất kho hoặc để vận chuyển tơi công trình.
Các tấm kính được gắn cố định vào tường nên rất khó tháo lắp. Ngoài ra, để đảm bảo các bức tường ở tình trạng tốt nhất, quy trình nên được thực hiện từng bước, đúng kỹ thuật.
Bước 1: Đo chiều dài và chiều rộng của vách ngăn kính. Bước này giúp xác định trọng lượng của kính. Điều này cho phép tổ chức đủ nhân lực và các công cụ phụ trợ, cũng như các phương thức vận chuyển để hoàn thành công việc một cách suôn sẻ. Đặc biệt ở những khu vực có lối đi hẹp thì cần tính toán trước và chuẩn bị máy hỗ trợ.
Bước 2: Tách kính. Cạo lớp keo silicon và tháo các thanh ray, phụ kiện để tách hoàn toàn kính ra khỏi vách. Lưu ý rằng việc tháo keo và vít sẽ khiến kính không thể gắn vào khung, vì vậy bạn cần đảm bảo luôn có người giữ kính trong suốt bước 2. Nếu không có giá đỡ kính sẽ rơi xuống rất nguy hiểm.
Lúc này, độ bám của kính vào tường hoặc khung yếu dần và gần như mất đi nên người đỡ kính cần cẩn thận hơn để không làm rơi.
Bước 3: Di chuyển kính: Đặt bình trên sàn sẵn sàng di chuyển đến vị trí và không gian mong muốn. Lúc này, hãy cẩn thận không để các cạnh hoặc góc của kính va chạm với các đồ vật hoặc để các bộ phận này tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Vì đây là những điểm yếu nhất về độ bền và dễ bị đứt, gãy.
Bước 4: Tháo các phụ kiện còn lại. Sau khi kính được tháo chúng ta sẽ thấy phần khung, các u inox, nhôm của kính còn lại. Các phần này cũng phải được tháo xuống một cách cẩn thận để không bị hư hỏng quá nhiều hay làm ảnh hưởng đến cấu trúc vốn có.
Chi phí và chi phí cho việc tháo dỡ và di dời
Giá phá dỡ và vận chuyển vách kính khung nhôm thường dao động từ 90.000 – 100.000 vnđ/m2. Giá này không bao gồm chi phí vận chuyển kính thải đến bãi chôn lấp và xử lý.
Đơn giá sẽ thêm 10% ở những nơi tập trung đông người như chung cư, trung tâm thương mại, nhà cao tầng. Trường hợp phải hoạt động ban đêm, đơn giá sẽ cao hơn bình thường 30%.
Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến giá phá dỡ, thay mới vách ngăn kính văn phòng. Vì vậy, khách hàng nên liên hệ trực tiếp với cơ sở thực hiện để có thông tin chính xác nhất.
Bước 1: Tiếp nhận thông tin khai thác và trao đổi toàn bộ các yêu cầu cần thiết với khách hàng để phục vụ cho các quá trình sau.
Bước 2: Kiểm tra bản vẽ kỹ thuật (nếu có) của vách kính văn phòng do khách hàng cung cấp, đo đạc mặt bằng thực tế, lên phương án thi công lắp đặt. Cần tiến hành khảo sát công trường thực tế để đảm bảo tính thống nhất về mặt kỹ thuật giữa bản vẽ và thực tế nhằm tránh các vấn đề ảnh hưởng đến tiến độ thi công hoặc phát sinh thêm các chi phí đáng kể cho dự án hiện có.
Bước 3: Tính khối lượng chi tiết và gửi bảng báo giá vách ngăn kính văn phòng chi tiết từng hạng mục cho khách hàng. Sau khi tất cả các chi tiết của ưu đãi đã được thống nhất, cả hai bên sẽ ký kết hợp đồng xây dựng.
Bước 4: Chuẩn bị nguyên vật liệu, máy móc thiết bị
Công ty sẽ đảm bảo chủng loại kính phù hợp, màu sắc, kích thước, độ dày,… và các vật liệu cần thiết theo đúng yêu cầu trong hợp đồng đã ký kết giữa hai bên. Sau khi nguyên vật liệu, máy móc, sản phẩm cần thiết được lấp đầy, sản phẩm vách kính văn phòng sẽ được bao bọc, đóng gói cẩn thận tránh trầy xước trong quá trình vận chuyển đến công trình.
Bước 5: Lắp đặt vách kính văn phòng
Tùy theo yêu cầu cụ thể, các tấm kính và vật liệu được thiết kế và lắp đặt theo kích thước và độ hoàn thiện theo yêu cầu của khách hàng. Khi hoàn thiện, chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu, đảm bảo tính thẩm mỹ tốt nhất.
Bước 6: Vệ sinh và bàn giao cho khách hàng sử dụng
Sau khi thiết kế và lắp đặt hoàn tất, nhân viên kỹ thuật của chúng tôi sẽ kiểm tra toàn bộ sản phẩm để đảm bảo chất lượng cao nhất trước khi giao hàng. Công ty sẽ tiến hành vệ sinh sơ bộ, đưa vào đúng kỹ thuật và tiến hành bàn giao. Nếu trong quá trình sử dụng của bạn không may xảy ra vấn đề gì, chúng tôi sẽ nhanh chóng, nhanh chóng và thực hiện chế độ bảo hành một cách nhanh chóng.
Kính Việt Nhật Hải Long trong suốt hơn 10 năm hoạt động luôn nhận được sự tin tưởng và đánh giá tích cực khách hàng. Để có được điều đó đều nhờ vào việc chúng tôi luôn mang đến những giá trị tốt nhất cho khách hàng.
Chúng tôi cam kết luôn sử dụng hàng chính hãng, có chất lượng tốt nhất
Giá cả phải chăng, nhiều chương trình ưu đãi
Chất lượng sản phẩm vượt trội, tuổi thọ dài
Dịch vụ tư vấn, chăm sóc tận tình
Với những thành quả hoạt động và nỗ lực nhiều năm, Kính Việt Nhật Hải Long đã có 3 cơ sở trên cả nước. Hãy đến trực tiếp các cơ sở của chúng tôi:
Hoặc liên hệ đến hotline 0888999466 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Quý khách hàng có thể tham khảo một số sản phẩm khác của Hải Long: